Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Sinh lớp 10

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài 1 trang 75 SGK Sinh học 10

Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế

Bài 2 trang 75 SGK Sinh học 10

Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con.

Bài 3 trang 75 SGK Sinh học 10

Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại tránh sự cồng kềnh dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.

Bài 4 trang 75 SGK Sinh học 10

Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi. Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.

Câu 1 trang 75 Sách giáo khoa Sinh học 10

Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân . Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào . Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào là đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 2 trang 75 Sách giáo khoa Sinh học 10

 Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để dễ di chuyển về 2 cực tế bào.

Câu 3 trang 75 Sách giáo khoa Sinh học 10

 Nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế bào tứ bội 4n.

Câu 4 trang 75 Sách giáo khoa Sinh học 10

 + Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.   + Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào , nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ.

Nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST y hệt của mẹ là do các cơ chế: Nhân đôi ADN  dẫn tới nhân đôi NST Sự phân ly đồng đều của các NST đơn trong NST kép về 2 tế bào con.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 18 trang 74

Ở kì trung gian, tại pha S các NST được nhân đôi nhưng vẫn còn đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử crômatit. Trong quá trình nguyên phân:     + Ở kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 2 phía của mỗi NST k

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân - Sinh lớp 10 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!