Đăng ký

Top 5 mở bài chí khí anh hùng truyện Kiều Nguyễn Du

1,808 từ Văn mẫu

Top 5 mở bài chí khí anh hùng truyện Kiều Nguyễn Du

Học sinh thường tốn rất nhiều thời gian để tìm cách bắt đầu tốt nhất cho bài viết phân tích các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn, trong số đó phải để đến là các đoạn trích từ Truyện Kiều. Từ những gợi ý về top 5 mở bài Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) hay nhất dưới đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp các bạn giải quyết vấn đề này và đạt được kết quả cao trong học tập.

Mẫu mở bài đoạn trích Chí khí anh hùng số 1

Là người biết về văn học Việt Nam nói chung, chắc hẳn đều đã từng nghe đến cái tên Nguyễn Du- vị đại thi hào của dân tộc. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Đoạn trường tân thanh” gồm 3254 câu viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, hay còn được biết đến với cách gọi đơn giản hơn là truyện Kiều. 

“Chí khí anh hùng” là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong tập thơ,  ở đó Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải. Đồng thời, được lồng ghép vào cảnh chia tay giữa vị anh hùng này và nhân vật chính của truyện- Thúy Kiều. 

Mẫu mở bài đoạn trích Chí khí anh hùng số 2

Tác giả Tố Hữu đã từng giành những lời ngợi ca sâu sắc nhất cho một thi sĩ rằng: 

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”. 

Và không ai xứng đáng với hai câu thơ này hơn là đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác truyện Kiều. Tác phẩm này quả thực đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam với chính những tư tưởng, tình cảm và giá trị nó đem lại. Bên cạnh đó, những khát vọng sâu thẳm nhất của nhân dân nói chung và tác giả nói riêng về thoát khỏi một xã hội thối nát bị đồng tiền chi phối cũng được gửi gắm qua từng vần thơ.

Từ những điều ấy mà đoạn trích Chí khí anh hùng nổi lên trở thành một trong những phần hay nhất của tác phẩm khi xây dựng thành công hình tượng Từ Hải: Một vị anh hùng lý tưởng với đầy đủ phẩm chất phi thường để có thể hoàn thành ước nguyện của tất cả mọi người.  

 

Mẫu mở bài đoạn trích Chí khí anh hùng số 3

Kho tàng văn học Việt Nam vốn nổi danh với đầy rẫy những tác phẩm hay chạm đến trái tim người đọc. Thể nhưng trong số đó lại thực sự có rất ít đạt được đến mức “kiệt tác” mà mỗi đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Vậy mà có một đại thi hào đã thực sự làm được điều ấy, với tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều), làm tốn bao bút mực ca ngợi dù đã ra đời được 200 năm. 

Từ tác phẩm, Nguyễn Du đã gửi gắm trong đó biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc mà đoạn trích “Chí khí anh hùng” là một trong những phần gây được nhiều tiếng vang nhất. Nổi bật với hình ảnh Tử Hải, ta thấy được vị anh hùng vô cùng chân thực cùng giấc mơ tự do công lí, khát vọng làm nên sự nghiệp lớn. Đó cũng chính là hình tượng mà nhân dân ta luôn luôn muốn có. 

Mẫu mở bài đoạn trích Chí khí anh hùng số 4

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tự hào mà cho rằng: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”. Quả thực, hiếm có tác phẩm nào lại có một sức ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ như “Truyện Kiều” đối với người dân Việt Nam. Hiếm ai không thuộc một câu, một đoạn Kiều, và chẳng ai là người không biết tới đại thi hào Nguyễn Du. 

Trong truyện Kiều, đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” với đại diện là từ Hải chính là tiêu biểu nhất cho điều này.

Mẫu mở bài đoạn trích Chí khí anh hùng số 5

Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. 

Và trong cả tác phẩm thì Tử Hải được xây dựng rõ nét và sâu sắc nhất ở  đoạn trích “Chí khí anh hùng”. Người anh hùng này xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” khiến ta liên tưởng đến Thánh Gióng năm xưa. 

shoppe