Đề thi HK1 môn Toán lớp 11 trường THPT Chuyên Hạ L...
- Câu 1 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {3 - \sin 2x} \)
A \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. x \right|\,\sin 2x < 0} \right\}\).
B R
C \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. {k2\pi } \right|\,k \in Z} \right\}\).
D Một tập hợp khác.
- Câu 2 : Đường cong trong hình vẽ bên là một phần của đồ thị hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê trong các phương án A, B, C, D dưới dây?
A \(y = \cos 2x\).
B \(y = \sin \,x\).
C \(y = \sin 2x\).
D \(y = \cos x\).
- Câu 3 : Tìm chu kì của hàm số \(y = \sin \,x - \cos 4x\).
A \(4\pi \).
B \(3\pi \).
C \(2\pi \).
D Không có chù kỳ.
- Câu 4 : Một lớp có 21 học sinh nam và 14 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một học sinh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ nghiên cứu khoa học?
A 21.
B 35.
C 14.
D 294.
- Câu 5 : Có 5 bì thư khác nhau và 5 con tem khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách dán tem vào bì thư sao cho mỗi bì thư chỉ dán một con tem?
A 25.
B 120.
C 10.
D 1.
- Câu 6 : Trong mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\), cho bốn điểm \(A,\,B,\,C,\,D\)trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm \(S \notin \left( \alpha \right)\). Có mấy mặt phẳng tạo bởi \(S\) và hai trong bốn điểm nói trên?
A 6.
B 4.
C 5.
D 8.
- Câu 7 : Tứ diện \(ABCD\). Phát biểu nào sau đây đúng?
A Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) cắt nhau.
B Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) không có điểm chung.
C Tồn tại một mặt phẳng chứa hai đường thẳng\(AC\) và \(BD\).
D Không thể vẽ hình biểu diễn tứ diện \(ABCD\) bằng các nét liền.
- Câu 8 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sin 3x + 1 = 0\)
A \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{2} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
B \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{2} + k2\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
C \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{6} + k2\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
D \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{6} + k\frac{{2\pi }}{3}} \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 9 : Tìm các nghiệm của phương trình \({\sin ^2}x + \cos x - 1 = 0\) trong khoảng \(\left( {0;\pi } \right)\).
A \(x = \frac{\pi }{2},\,x = 0,\,x = \pi \).
B \(x = \frac{\pi }{4}\).
C \(x = \frac{\pi }{4},\,\,x = \frac{\pi }{2}\).
D \(x = \frac{\pi }{2}\).
- Câu 10 : Giải phương trình \(\cos 2x = \sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right)\).
A \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{6} + k2\pi ,\, - \frac{\pi }{6} + k2\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
B \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{3},\, - \frac{\pi }{6} + \frac{{k2\pi }}{3}} \right|k \in Z} \right\}\).
C \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{3},\, - \frac{\pi }{6} + k2\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
D \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{3},\, - \frac{\pi }{{18}} + \frac{{k2\pi }}{3}} \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 11 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\tan 2x}}{{1 - \tan \,x}}\).
A \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
B \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},\,\frac{\pi }{2} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
C \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
D \(R{\rm{\backslash }}\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\pi ,\,\frac{\pi }{2} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 12 : Tìm m để phương trình \(m\sin 2x + \left( {1 - m} \right)\cos 2x = \sqrt 5 \) có nghiệm.
A \( - 1 < m < 2\).
B \( - 1 \le m \le 2\).
C \(m \le - 1\) hoặc \(m \ge 2\).
D \(\forall m \in R\).
- Câu 13 : Phương trình \(\sqrt 3 \sin 3x + \cos 3x = - 1\) tương đương với phương trình nào sau đây?
A \(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right) = - \frac{1}{2}\).
B \(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right) = - \frac{\pi }{6}\).
C \(\sin \left( {3x - \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{1}{2}\).
D \(\sin \left( {3x + \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{1}{2}\).
- Câu 14 : Tìm số nghiệm của phương trình \(\tan \,x = 1\) trong khoảng \(\left( {0;7\pi } \right)\).
A 5.
B 7.
C 3.
D 4.
- Câu 15 : Có bao nhiêu cách phân chia 8 học sinh thành hai nhóm sao cho một nhóm có 5 học sinh, nhóm còn lại có 3 học sinh?
A \(A_8^5\).
B \(C_8^3.C_8^5\).
C \(C_8^5\).
D \(A_8^3.A_8^5\).
- Câu 16 : Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số, sao cho mỗi số đó, chữ số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
A \(A_9^5\).
B \(C_9^5\).
C \(C_{10}^5\).
D \(A_{10}^5\).
- Câu 17 : Tìm các giá trị của \(x\) thỏa mãn \(A_x^3 + C_x^{x - 3} = 14x\).
A \(x = 5\).
B \(x = 5\) hoặc \(x = - 2\).
C \(x = - 2\).
D Không tồn tại.
- Câu 18 : Khai triển biểu thức \({\left( {x - {m^2}} \right)^4}\) ta được biểu thức nào trong các biểu thức dưới đây?
A \({x^4} - 4{x^3}m + 6{x^2}{m^2} - 4x{m^3} + {m^4}\).
B \({x^4} - {x^3}{m^2} + {x^2}{m^4} - x{m^6} + {m^8}\).
C \({x^4} - 4{x^3}{m^2} + 6{x^2}{m^4} - 4x{m^6} + {m^8}\).
D \({x^4} - {x^3}m + {x^2}{m^2} - x{m^3} + {m^4}\).
- Câu 19 : Chọn ngẫu nhiên 5 sản phẩm trong 10 sản phẩm. Biết rằng trong 10 sản phẩm đó có 2 phế phẩm. Tính xác suất để trong sản phẩm được chọn không có phế phẩm nào.
A \(\frac{1}{2}\).
B \(\frac{5}{8}\).
C \(\frac{1}{5}\).
D \(\frac{2}{9}\).
- Câu 20 : Một túi chứa 3 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh và 6 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất để 3 viên bi được chọn không có đủ cả ba màu.
A \(\frac{{137}}{{182}}\).
B \(\frac{{45}}{{182}}\).
C \(\frac{1}{{120}}\).
D \(\frac{1}{{360}}\).
- Câu 21 : Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {1; - 3} \right)\) biến điểm \(A\left( {4;5} \right)\) thành điểm \(A'\). Tìm tọa độ điểm \(A'\).
A \(A'\left( {5;2} \right)\).
B \(A'\left( {5; - 2} \right)\).
C \(A'\left( { - 3; - 2} \right)\).
D \(A'\left( {3;2} \right)\).
- Câu 22 : Cho hình chóp S.ABCD, AB và CD cắt nhau tại I. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng SI.
B Giao tuyến của (SAC) và (SCD) là đường thẳng SI.
C Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là đường thẳng SK với K là giao điểm của SD và BC.
D Giao tuyến của (SOC) và (SAD) là đường thẳng SM với M là giao điểm của AC và SD.
- Câu 23 : Cho ba đường thẳng a, b, c đôi một cắt nhau và không đồng phẳng. Tìm số giao điểm phân biệt của ba đường thẳng đã cho.
A 1.
B 3.
C 6.
D 2.
- Câu 24 : Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành ABCD, các điểm M và N lần lượt thuộc các cạnh AB, SC. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Giao điểm của MN với (SBD) là giao điểm của MN với BD.
B Giao điểm của MN với (SBD) là điểm M.
C Giao điểm của MN với (SBD) là giao điểm của MN với SI, trong đó I là giao của CM với BD.
D Đường thẳng MN không cắt mặt phẳng (SBD).
- Câu 25 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sin 3x - \cos x = 0\).
A \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{8} + k\pi ,\,\,\frac{\pi }{4} + k2\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
B \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{8} + k\frac{\pi }{2}} \right|k \in Z} \right\}\).
C \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{8} + k\frac{\pi }{2},\,\,\frac{\pi }{4} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
D \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 26 : Tính tổng các nghiệm thuộc \(\left[ { - 2\pi ;2\pi } \right]\) của phương trình \({\sin ^2}x + \cos 2x + 2\cos x = 0\).
A \(2\pi \).
B \(\frac{{2\pi }}{3}\).
C \(\frac{\pi }{3}\).
D \(0\).
- Câu 27 : Giải phương trình \({\cos ^2}x + \sin 2x - 3{\sin ^2}x = 0\).
A \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{4} + k\pi ;\,\,\arctan 3 + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
B \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}} \right|k \in Z} \right\}\).
C \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\pi ;\,\,{\mathop{\rm arccot}\nolimits} \left( { - 3} \right) + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
D \(\left\{ {\left. { - \frac{\pi }{4} + k\pi ;\,\,\arctan \left( { - \frac{1}{3}} \right) + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 28 : Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3 - \sqrt 2 \left( {\sin x + \cos x} \right)\). Tính tổng \(M + m\).
A 5.
B 1.
C 6.
D 4.
- Câu 29 : Ban văn nghệ lớp 11A có 7 học sinh nam và 9 học sinh nữ. Cần chọn 5 học sinh nam và 5 học sinh nữ để ghép thành 5 cặp nam nữ trình diễn tiết mục thời trang. Hỏi có bao nhiêu cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán?
A 2446.
B 38102400.
C 317520.
D 4572288000.
- Câu 30 : Tìm hệ số của số hạng chứa \({x^4}\)trong khai triển nhị thức Niu-tơn của \({\left( {x + \frac{2}{{{x^2}}}} \right)^{10}}\), với \(x \ne 0\).
A 85.
B 180.
C 95.
D 108.
- Câu 31 : Một thợ săn bắn 3 viên đạn vòa con mồi. Xác suất để bắn trúng mục tiêu là 0,4. Tính xác suất để người thợ săn bắn trượt mục tiêu.
A 0,064.
B 0,784.
C 0,216.
D 0,936.
- Câu 32 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 16\). Tìm phương trình đường tròn \(\left( {C'} \right)\)là ảnh của đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {2; - 7} \right)\).
A \({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4\).
B \({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 16\).
C \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 16\).
D \({\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y - 12} \right)^2} = 16\).
- Câu 33 : Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Gọi \(A',\,B',C'\)lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Khi đó phép vị tự nào biến tam giác \(A'B'C'\)thành tam giác ABC ?
A Phép vị tự tâm G, tỉ số 2.
B Phép vị tự tâm G, tỉ số \( - \frac{1}{2}\).
C Phép vị tự tâm G, tỉ số \(\frac{1}{2}\).
D Phép vị tự tâm G, tỉ số \( - 2\).
- Câu 34 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M\left( {1;4} \right),\,M'\left( { - 3; - 12} \right)\). Phép vị tự tâm I, tỉ số \( - 3\) biến điểm \(M\) thành điểm \(M'\). Tìm tọa độ điểm \(I\).
A \(\left( {0;0} \right)\).
B \(\left( { - 3; - 3} \right)\).
C \(\left( { - 3;0} \right)\).
D \(\left( {0; - 3} \right)\).
- Câu 35 : Cho hình chóp \(O.ABC\), \(A'\)là trung điểm của OA, B’, C’ lần lượt thuộc các cạnh OB, OC và không phải là trung điểm của các cạnh này. Phát biểu nào sau đây sai?
A Mặt phẳng (ABC) và mặt phẳng (A’B’C’) không có điểm chung.
B Đường thẳng OA và B’C’ không cắt nhau.
C Đường thẳng AC và A’C’ cắt nhau tại một điểm thuộc mặt phẳng (ABC).
D Đường thẳng AB và A’B’ cắt nhau tại một điểm thuộc mặt phẳng (ABC).
- Câu 36 : Cho hình chóp S.ABCD, M là điểm nằm trong tam giác SAB. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Giao điểm của (SCM) với BD là giao điểm của CN với BD, trong đó N là giao điểm của SM với AB.
B Giao điểm của (SCM) với BD là giao điểm của CM với BD.
C Giao điểm của (SAD) với CM là giao điểm của SA với CM.
D Đường thẳng DM không cắt mặt phẳng (SAC).
- Câu 37 : Cho phương trình \(\cos \left( {\pi \cos 2x} \right) = 1\). Tập hợp nào trong các tập hợp được liệt kê ở các phương án A, B, C, D dưới đây, không là tập nghiệm của phương trình đã cho?
A \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} - k\frac{\pi }{2}} \right|k \in Z} \right\}\).
B \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\pi } \right|k \in Z} \right\}\).
C \(\left\{ {\left. {\frac{{3\pi }}{4} + k\frac{\pi }{2}} \right|k \in Z} \right\}\).
D \(\left\{ {\left. {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}} \right|k \in Z} \right\}\).
- Câu 38 : Tìm các giá trị của m để phương trình \(\sin 2x + 4\left( {\cos x - \sin \,x} \right) = m\) có nghiệm.
A \( - 1 - 4\sqrt 2 \le m < 0\).
B \(0 < m \le 1 + 4\sqrt 2 \).
C \( - 1 - 4\sqrt 2 \le m \le - 1 + 4\sqrt 2 \).
D \(m > 1 + 4\sqrt 2 \).
- Câu 39 : Tính giá trị biểu thức \(M = {2^{2016}}C_{2017}^1 + {2^{2014}}C_{2017}^3 + {2^{2012}}C_{2017}^5 + ... + {2^0}C_{2017}^{2017}\).
A \(\frac{1}{2}\left( {{3^{2107}} - 1} \right)\).
B \(\frac{1}{2}\left( {{3^{2107}} + 1} \right)\).
C \(\frac{1}{2}\left( {{2^{2107}} - 1} \right)\).
D \(\frac{1}{2}\left( {{2^{2107}} + 1} \right)\).
- Câu 40 : Có bao nhiêu cách xếp 5 bạn nữ và 3 bạn nam thành một hàng ngang sao cho không có 2 bạn nam nào đứng cạnh nhau?
A \(8! - 3.3!\).
B \(8! - 3!\).
C \(14400\).
D \(14396\).
- Câu 41 : Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng \(d:x + 2y - 1 = 0\) và \(d':x + 2y - 5 = 0\). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \) biến đường thẳng d thành đường thẳng d’. Khi đó, độ dài bé nhất của vectơ \(\overrightarrow u \) là bao nhiêu?
A \(\frac{{4\sqrt 5 }}{5}\).
B \(\frac{{2\sqrt 5 }}{5}\).
C \(\frac{{3\sqrt 5 }}{5}\).
D \(\frac{{\sqrt 5 }}{5}\).
- Câu 42 : Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn \(\left( O \right)\) có bán kính \(R = 9\,cm\). Hai điểm B, C cố định, I là trung điểm của BC, G là trọng tâm tam giác ABC. Biết rẳng khi A di động trên \(\left( O \right)\) thì G di động trên một đường tròn \(\left( {O'} \right)\). Tính bán kính R’ của đường tròn \(\left( {O'} \right)\).
A \(R' = 3cm\).
B \(R' = 4cm\).
C \(R' = 2cm\).
D \(R' = 6cm\).
- Câu 43 : Cho hình chóp \(S.ABCD\), \(A'\)là trung điểm của \(SA\), \(B'\) là điểm thuộc cạnh \(SB\). Phát biểu nào sau đây đúng?
A Thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\)cắt bởi mặt phẳng \(\left( {A'B'C} \right)\) chỉ có thể là tam giác.
B Thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\)cắt bởi mặt phẳng \(\left( {A'B'C} \right)\) chỉ có thể là tứ giác.
C Thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\)cắt bởi mặt phẳng \(\left( {A'B'C} \right)\) chỉ có thể là tứ giác hoặc tam giác.
D Thiết diện của hình chóp \(S.ABCD\)cắt bởi mặt phẳng \(\left( {A'B'C} \right)\) chỉ có thể là tứ giác hoặc ngũ giác.
- Câu 44 : Cho hàm số \(y = \frac{{m\cos x + m - 1}}{{\sin \,x + \cos x + 3}}\). Tìm m để \(y < 1,\,\,\forall x \in R\).
A \(m < 0\).
B \(\frac{7}{3} \le m \le 5\).
C \(m < \frac{7}{3}\).
D \(0 < m < \frac{7}{3}\).
- Câu 45 : Tìm chu kỳ của hàm số \(y = \sin \,x.\cos \frac{{3x}}{2}\).
A \(2\pi \).
B \(6\pi \).
C \(4\pi \).
D \(8\pi \).
- Câu 46 : Tính tổng \(S = \sum\limits_{k = 0}^{1983} {C_{2017 + k}^k} \).
A \(C_{4001}^{2017}\).
B \(C_{4001}^{2018}\).
C \(C_{4002}^{2017}\).
D \(C_{6017}^{4000}\).
- Câu 47 : Có bao nhiêu cách chia 20 viên bi giống hệt nhay vào 4 cái hộp đôi một khác nhau, sao cho mỗi cái hộp có ít nhất 2 viên bi.
A \(C_{20}^4\).
B \(C_{19}^3\).
C \(C_{12}^4\).
D \(C_{15}^3\).
- Câu 48 : Lấy ngẫu nhiên 3 số tự nhiên đôi một khác nhau, có hai chữ số và cộng cả 3 số lại. Tính xác suất để tổng nhận được chia hết cho 3.
A \(\frac{{203}}{{1958}}\).
B \(\frac{{653}}{{1958}}\).
C \(\frac{{225}}{{979}}\).
D \(\frac{{124}}{{979}}\).
- Câu 49 : Cho tứ giác đều ABCD có cạnh bằng a, lấy điểm E đối xứng với B qua C, điểm F đối xứng với B qua D. Gọi M là trung điểm của AB. Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (MEF).
A \(\frac{{{a^2}}}{4}\).
B \(\frac{{{a^2}}}{6}\).
C \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{9}\).
D \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{{12}}\).
- Câu 50 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. M là trung điểm của SB và G là trọng tâm tam giác SAD. Gọi J là giao điểm của AD và mặt phẳng (OMG). Tính tỉ số \(\frac{{JA}}{{JD}}\).
A \(1\).
B \(\frac{1}{2}\).
C 2.
D \(\frac{5}{3}\).
- Câu 51 : Trong mặt phẳng Oxy, cho phép biến hình F biết với điểm \(M\left( {x;y} \right)\) thì ảnh của M qua phép biến hình F là điểm \(M'\left( {2x - y;3x - 2y} \right)\). Phát biểu nào về tập hợp các điểm I thỏa mãn \(F\left( I \right) = I\) sau đây là đúng?
A Tập hợp điểm I là một điểm.
B Tập hợp điểm I là một đường tròn.
C Tập hợp điểm I là một đường thẳng.
D Tập hợp điểm I là hai đường thẳng cắt nhau.
- Câu 52 : Cho hình bình hành ABCD, E là hình chiếu của B trên CD và K là hình chiếu của B trên AD, \(KE = 3\) và \(BD = 5\). Tính khoảng cách từ \(B\)đến trực tâm của tam giác BEK.
A 4.
B 5.
C \(\frac{9}{2}\).
D \(2\sqrt 3 \).
- Câu 53 : Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm \(A\left( {1;2} \right),\,B\left( {4;5} \right),\,C\left( { - 1;4} \right)\). Phép vị tự tâm \(I\left( {3;2} \right)\), tỉ số \(k = 3\) biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’. Tính diện tích tam giác A’B’C’.
A 27.
B 108.
C \(36\sqrt 2 \).
D 54.
- Câu 54 : Đường cong trong hình vẽ bên là một phần của đồ thị hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê trong các phương án A, B, C, D dưới dây?
A \(y = \cos 2x\).
B \(y = \sin \,x\).
C \(y = \sin 2x\).
D \(y = \cos x\).
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau