Đề thi online - Các bài toán tính xác suất - Có lờ...
- Câu 1 : Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Chọn ngẫu nhiên một số từ \(S,\) tính xác suất để số được chọn là số chẵn.
A \(P = \dfrac{3}{7}.\)
B \(P = \dfrac{4}{7}.\)
C \(P = \dfrac{2}{5}.\)
D \(P = \dfrac{3}{5}.\)
- Câu 2 : Trong một đợt kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế tại chợ T, ban quản lý chợ cho lấy ra \(12\) mẫu thịt lợn trong đó có \(3\) mẫu ở quầy X, \(4\) mẫu ở quầy Y và \(5\) mẫu ở quầy Z. Mỗi mẫu này có khối lượng như nhau và để trong các hộp kín có kích thước giống hệt nhau. Đoàn kiểm tra lấy ra ngẫu nhiên ba hộp để phân tích, kiểm tra xem trong thịt lợn có chứa chất tạo nạc Clenbuterol không. Tính xác suất để ba hộp lấy ra có đủ cả ba loại thịt ở các quầy X, Y và Z.
A \(P = \dfrac{3}{{55}}.\)
B \(P = \dfrac{5}{{11}}.\)
C \(P = \dfrac{3}{{11}}.\)
D \(P = \dfrac{8}{{11}}.\)
- Câu 3 : Từ một hộp chứa 16 thẻ được đánh số từ 1 đến 16, chọn ngẫu nhiên 4 thẻ. Tính xác suất để 4 thể được chọn đều được đánh số chẵn.
A \(P = \dfrac{8}{{26}}.\)
B \(P = \dfrac{2}{{13}}.\)
C \(P = \dfrac{1}{2}.\)
D \(P = \dfrac{1}{{26}}.\)
- Câu 4 : Trong đợt ứng phó dịch MERS – CoV, Sở Y tế thành phố đã chọn ngẫu nhiên 3 đội phòng chống dịch cơ động trong số 5 đội của Trung tâm y tế dự phòng thành phố và 20 đội của các Trung tâm y tế cơ sở để kiểm tra công tác chuẩn bị. Tính xác suất để có ít nhất 2 đội của các Trung tâm y tế cơ sở được chọn.
A \(P = \dfrac{{209}}{{230}}.\)
B \(P = \dfrac{{175}}{{230}}.\)
C \(P = \dfrac{{98}}{{230}}.\)
D \(P = \dfrac{{19}}{{46}}.\)
- Câu 5 : Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 2 lần. Tính xác suất để số chấm xuất hiện khi gieo 2 lần có tổng bằng 8.
A \(P = \dfrac{5}{{36}}.\)
B \(P = \dfrac{1}{6}.\)
C \(P = \dfrac{1}{9}.\)
D \(P = \dfrac{1}{2}.\)
- Câu 6 : Một tổ học sinh gồm có 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 em. Tính xác suất để 3 em được chọn có ít nhất 1 nữ ?
A \(P = \dfrac{5}{6}.\)
B \(P = \dfrac{1}{6}.\)
C \(P = \dfrac{1}{{30}}.\)
D \(P = \dfrac{1}{2}.\)
- Câu 7 : Gọi \(M\) là tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau được chọn từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập \(M.\) Tính xác suất để số được chọn là số có tổng các chữ số là một số lẻ.
A \(\dfrac{{19}}{{35}}.\)
B \(\dfrac{{16}}{{35}}.\)
C \(\dfrac{4}{7}.\)
D \(\dfrac{3}{7}.\)
- Câu 8 : Có hai chiếc hộp chứa bi. Hộp thứ nhất chứa 4 viên bi màu đỏ và 5 viên bi trắng, hộp thứ hai chứa 3 viên bi đỏ và 4 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 2 viên bi, tính xác suất để 4 viên bi được lấy ra có đủ cả hai màu.
A \(\dfrac{{16}}{{21}}.\)
B \(\dfrac{8}{9}.\)
C \(\dfrac{{113}}{{126}}.\)
D \(\dfrac{{19}}{{21}}.\)
- Câu 9 : Một lớp có 30 học sinh gồm có cả nam và nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để tham gia hoạt động của Đoàn trường. Xác suất chọn được 2 nam và 1 nữ là \(\dfrac{{12}}{{29}}.\) Tính số học sinh nữ của lớp.
A 16
B 12
C 13
D 14
- Câu 10 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy,\) ở góc phần tư thứ nhất ta lấy 2 điểm; cứ thế ở góc phần tư thứ hai, thứ ba và thứ tư ta lần lượt lấy 3, 4, 5 điểm phân biệt (các điểm không nằm trên các trục tọa độ). Trong 14 điểm đó ta lấy 2 điểm bất kỳ. Tính xác suất để đoạn thẳng nối hai điểm đó cắt hai trục tọa độ.
A \(P = \dfrac{{68}}{{91}}.\)
B \(P = \dfrac{{23}}{{91}}.\)
C \(P = \dfrac{8}{{91}}.\)
D \(P = \dfrac{{83}}{{91}}.\)
- Câu 11 : Gọi \(A\) là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 4 chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập \(A,\) tính xác suất để số được chọn là một số chia hết cho 5.
A \(P = \dfrac{1}{6}.\)
B \(P = \dfrac{{11}}{{36}}.\)
C \(P = \dfrac{5}{{24}}.\)
D \(P = \dfrac{6}{{25}}.\)
- Câu 12 : Một hộp chứa 4 quả cầu màu đỏ, 5 quả cầu màu xanh và 7 quả cầu màu vàng. Lấy ngẫu nhiên cùng lúc ra 4 quả cầu từ hộp đó. Tính xác suất sao cho 4 quả cầu được lấy ra có đúng một quả cầu màu đỏ và không quá hai quả cầu màu vàng.
A \(P = \dfrac{{54}}{{91}}.\)
B \(P = \dfrac{{63}}{{91}}.\)
C \(P = \dfrac{{37}}{{91}}.\)
D \(P = \dfrac{{45}}{{91}}.\)
- Câu 13 : Giải bóng đá M – 150 Cup gồm 9 đội bóng tham dự, trong đó có 6 đội nước ngoài và 3 đội của Việt Nam. Ban tổ chức cho bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng A, B, C và mỗi bảng có 3 đội. Tính xác suất để 3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau.
A \(P = \dfrac{3}{{56}}.\)
B \(P = \dfrac{{19}}{{28}}.\)
C \(P = \dfrac{9}{{28}}.\)
D \(P = \dfrac{{53}}{{56}}.\)
- Câu 14 : Một hộp đựng 11 viên bi được đánh số từ 1 đến 11. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi rồi cộng các số trên viên bi lại với nhau. Tính xác suất để kết quả thu được là một số lẻ.
A \(P = \dfrac{{10}}{{33}}.\)
B \(P = \dfrac{2}{3}.\)
C \(P = \dfrac{2}{{11}}.\)
D . \(P = \dfrac{{16}}{{33}}.\)
- Câu 15 : Một lớp học có 40 học sinh gồm 22 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Cần chọn ra một nhóm có 5 học sinh gồm 1 nhóm trưởng và 4 thành viên. Xác suất để nhóm trưởng là nam và nhóm phải có cả nam lẫn nữ gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A \(\dfrac{1}{2}.\)
B \(\dfrac{3}{4}.\)
C \(\dfrac{1}{3}.\)
D \(\dfrac{2}{3}.\)
- Câu 16 : Một hợp chứa 10 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 10. Rút ngẫu nhiên từ hộp đó ra 7 tấm thẻ, tính xác suất để tổng các số ghi trên 7 tấm thẻ vừa rút ra nhỏ hơn 31.
A \(P = \dfrac{2}{{15}}.\)
B \(P = \dfrac{1}{{15}}.\)
C \(P = \dfrac{1}{{30}}.\)
D \(P = \dfrac{7}{{30}}.\)
- Câu 17 : Một nhóm gồm 6 bạn đi xem phim, trong đó có An và Bình. Người ta xếp 6 bạn ngồi vào một dãy ghế hàng ngang gồm 8 ghế (2 ghế còn dư để trống). Tính xác suất để An và Bình ngồi cạnh nhau.
A \(P = \dfrac{1}{4}.\)
B \(P = \dfrac{1}{2}.\)
C \(P = \dfrac{1}{6}.\)
D \(P = \dfrac{3}{4}.\)
- Câu 18 : Nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, trường THPT X tuyển chọn được 24 tiết mục văn nghệ tiểu biểu, trong số đó lớp 11A có 2 tiết mục để công diễn toàn trường. Ban tổ chức cho bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành hai buổi công diễn, mỗi buổi 12 tiết mục. Tính xác suất để 2 tiết mục của lớp 11A được biểu diễn trong cùng một buổi.
A \(P = 0,6973.\)
B \(P = 0,5193.\)
C \(P = 0,3620.\)
D \(P = 0,4783.\)
- Câu 19 : Trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017 có môn thi bắt buộc là môn Toán. Môn thi này thi dưới hình thức trắc nghiệm với 4 phương án trả lời A, B, C, D. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 0,2 điểm và mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 0,1 điểm. Bạn Trang vì học rất kém môn Toán nên chọn ngẫu nhiên cả 50 câu trả lời. Tính xác suất để bạn Trang đạt được 4 điểm môn Toán trong kỳ thi trên.
A \(\dfrac{{C_{50}^{30}{{.3}^{20}}}}{{{4^{50}}}}.\)
B \(\dfrac{{A_{50}^{30}{{.3}^{20}}}}{{{4^{50}}}}.\)
C \(\dfrac{{C_{50}^{30}{{.3}^{20}}}}{{50}}.\)
D \(\dfrac{{A_{50}^{30}{{.3}^{20}}}}{{50}}.\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau