Đăng ký

Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ

1,322 từ

Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ

     Cùng CungHocVui tham khảo dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài đây thôn Vĩ Dạ chi tiết, đầy đủ ý dưới đây. Qua đó sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu bổ ích và học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 11.


Dàn ý phân tích 2 khổ đầu đây thôn vĩ dạ

Mở bài

-      Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử và dẫn dắt vào tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.

Thân bài

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

-     Theo lời tường thuật của thi sĩ Quách Tấn- bạn thơ của Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được lấy cảm hứng từ một tấm bưu ảnh cùng những lời quan tâm thăm hỏi của cô gái Huế tên Hoàng Cúc gửi tặng. 

-     Tấm bưu thiếp có in hình dòng sông Hương, con đò, bến trăng. Lúc này tác giả đang điều trị bệnh tại Quy Nhơn. Nhớ người nên tức cảnh sinh tình, Hàn Mặc tử sáng tác ra bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

*    Khổ thơ đầu là lời mời gọi đến chơi Thôn Vĩ và cảnh đẹp của Thôn trước con mắt trữ tình của tác giả

                           Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?

                           Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

                           Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

                           Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

-    “Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?”: câu hỏi mang tính mời gọi một cách tha thiết và nồng nhiệt. Câu hỏi tu từ như vừa hờn dỗi nhưng cũng vừa trách yêu.

=> Tác giả hóa thân và tự suy tưởng đặt mình vào cảm xúc của cô gái Huế.

-    “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”: hàng cau thẳng tắp đón ánh nắng ban mai, hình ảnh đầu tinh khiết trong khung cảnh tươi sáng, thơ mộng, tràn đầy sức sống.

-    “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: cành lá non mơn mởn, xanh mướt, tràn đầy nhựa sống.

-    “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: câu thơ vừa nhẹ nhàng, nhưng mang hình ảnh hoán dụ của cô gái Huế mộng mơ, e ấp, dịu dàng.


Phân tích đây thôn vĩ dạ khổ 1 2

*    Khổ thứ hai thể hiện nỗi nhớ nhung da diết và cũng là nỗi buồn man mác của tác giả

                           Gió theo lối gió, mây đường mây,

                           Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

                           Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

                           Có chở trăng về kịp tối nay?

-     “Gió theo lối gió, mây đường mây,”: khung cảnh quang đãng, trong sáng, trời trong xanh nhìn rõ những đường mây trắng đang trôi, những cơn gió gợn qua khiến con người cảm nhận rõ ràng.

-     “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…”: dưới con mắt đang u sầu khi nhớ nhung về một người tình nơi xa thì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì vậy, cho dù sông Hương xứ Huế đẹp mộng mơ, dòng nước có khi uyển chuyển, có khi như “cô gái Digan man dại và phóng khoáng” trong mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng lại “buồn thiu” trong mắt của Hàn Mặc Tử. 

-    " Có chở trăng về kịp tối nay?”: câu hỏi tu từ thể hiện sự mong chờ, mong đến mức như không còn chờ đợi thêm được nữa, chỉ muốn gặp ngay tức khắc, càng nhanh càng tốt.

Kết bài

-   Tổng kết lại nội dung trong 2 khổ đầu đây thôn Vĩ Dạ.

-    Nhận xét nghệ thuật trong 2 khổ thơ đầu của bài Đây thôn Vĩ Dạ và nêu cảm nghĩ bản thân.

shoppe