Đăng ký

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ- Soạn văn lớp 11

2,213 từ Soạn bài

     1. Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu.

   Khổ 1 : Cảnh vườn cây trong nắng mai:

   Mở đầu là một câu hỏi:

                                                            Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

   Câu hỏi bằng thơ thật tự nhiên như câu nói, một lời trách cứ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng cũng là một lời mời gọi da diết, ẩn chứa một tình cảm đằm thắm, dịu dàng, có chút ngạc nhiên mà cũng có một chút gì tiếc nuối. Câu hỏi đó của cô gái thôn Vĩ hay của chính nhà thơ. Dù là của ai thì câu hỏi ấy cũng đã khơi gợi làm sống dậy những kỉ niệm với những đường nét của cảnh vườn cây thôn Vĩ trong nắng mai:

                                                               Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên         

                                                              Vườn ai mướt quá xanh như ngọc       

                                                              Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

   Trước ánh nắng ban mai “nắng mới lên”, cảnh vật thôn Vĩ Dạ bừng sáng lên thật đẹp. Chỉ là đôi nét chấm phá chọn lọc từ hồi ức của nhà thơ mà thanh tân, đặc sắc và đầy ấn tượng dến thế! Từ cảnh hàng cau thẳng đứng, vươn lên lấp loáng nắng mai dến cảnh vườn  cây lá mướt xanh như ngọc, một màu xanh mơn mởn, tinh khôi ngỡ  như trong suốt. Khung cảnh tuyệt vời ấy làm nền để thấp thoáng hiện ra sau lá trúc một hình ảnh dịu dàng, phúc hậu của khuôn mặt người vuông chữ điền nửa hư nửa thực. Chữ ai đại từ phiếm chỉ được sử dụng trong câu 3 nghe vừa thân mến, vừa xa vắng, bâng quơ vừa mang vẻ kín đáo lại vừa hàm ẩn được tình ý riêng của tác giả. Hai câu thơ sau làm nên một vè đẹp mơ hồ hư ảo, như có, như không, khi ẩn, khi hiện, một nét duyên e ấp nên thơ trong khu  vườn cổ kính của cô gái Huế.

     2. Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?

   Bốn câu thơ khổ này tiếp tục dòng hồi ức của nhà thơ. Cảnh sông Hương xuất hiện với gió, với mây, với hoa bắp lay và dòng nước buồn thiu:

                                                         Gió theo lối gió, mây đường mảy.

                                                          Dòng nước buồn thiu, hoa bẳp lay.

   Làn gió ở đây thổi rất nhẹ không đủ sức để cuốn mây trôi, không đủ sức dể làm cho nước gợn, bởi thế dòng nước lặng lờ như không buồn chảy. Nhưng gió cũng chỉ đủ để khiến hoa bắp vật vờ lay động gợn một nỗi buồn hiu hắt. Cảnh vật êm đềm, không gian vắng lặng mơ buồn... vẫn là những gió, trăng, mây, nước, thông thường thì gió cuốn mây bay chuyển đi cùng một hướng, nhưng ở đây, tất cả đều rời rạc, chia đường: "Gió theo lối gió - mây đường mây”. Cách cảm nhận cảnh vật như thế như thể hiện được một nỗi buồn chất chứa trong tâm hồn thi nhân. Phải chăng đó là một nỗi buồn ngăn cách của một mối tình vô vọng đơn phương.

     3. Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ: "Ai biết tình ai có đậm đà?" có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

      Khổ 3: Người cũ nơi thôn Vĩ:

Đến đây, thi nhân như lặng di trong cảnh mộng và như đang đối thoại người cũ trong mơ thiết tha và gấp gáp:

                                                           Mơ khách đường xa, khách đường xa

                                                           Áo em trắng quá nhìn không ra.

   Hình ảnh người cũ mờ ảo vì là "khách đường xa”“nhìn không ra“ nhưng hoàn toàn là có thực với cảm nhận của thi nhân: "áo em trắng quá“. Hai câu thơ hướng tới người đang xa cách mà mình nặng lòng khao khát nhớ mong. Cái màu áo trắng trinh nguyên tinh khiết tuy làm người ấy thêm trang trọng nhưng cung càng trở nên xa cách hơn. Hai câu cuối, nhà thơ trở lại với chính bản thân mình, với một mối tình đơn phương nhuôm đầy màu sắc đau thương tuyệt vọng:

                                                          Ở đây sương khói mờ nhân ảnh                                                                                                       Ai biết tình ai có đậm đà?

Hai câu thơ lại lửng lơ khó hiểu. Ở đây là ở đâu: Tình ai là tình anh hay tình ein? “Em” thì xa vời quá. Sương khói đã che khuất bóng người (sương khôi mờ nhân ảnh), Còn “anh” thì đă biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Một bên là sõi sống non tơ và tình thơ hé mở. Một bên là nỗi cô đơn, bệnh tật với cõi hư vô đang ám ảnh giày vò. Trong tình huống ấy, câu thơ cuối không chì là một câu hỏi không lời đáp mà còn là tiếng kêu tuyệt vọng đớn đau. “Ai biết tình ai có đậm đà?” Hai phiếm chỉ đại từ "ai” cùng tô đậm thêm tính đa nghĩa cho câu thơ và nhất là đã khơi gợi lên một nỗi niềm u ẩn, mênh mang và sâu lắng trong lòng thi nhân. Câu thơ như thể để trả lời cho câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” ở đầu bài. Phải chăng?

     4. Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ?

   Bài thơ là những bức tranh kỉ niệm đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ hàm ẩn một mối tình kín đáo, sáng trong và ý nhị.

   Đây thôn Vĩ Dạ gồm 3 khổ thơ thất ngôn. Mới đọc tưởng như đó là bài thơ tứ tuyệt hoàn toàn độc lập chẳng chút quan hệ gỉ với nhau. Nhưng thật ra không phải thế. Ba khổ thơ ấy liên thông chặt chẽ với nhau bởi cái mạch ngầm cảm xúc của nhà thơ.

shoppe