Lịch sử 10 (có đáp án) Lịch sử thế giới thời nguyê...
- Câu 1 : Một trong những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thủy là
A. biết sử dụng đồ đá
B. biết dùng lao và cung tên thuần thục
C. biết sinh nở theo chu kỳ
D. biết hái lượm
- Câu 2 : Vì sao gọi là gọi là “cuộc cách mạng thời đá mới”?
A. Con người đã biết săn bắt, hái lượm
B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thuỷ
C. Con người còn biết thích nghi với cộng đồng
D. Con người đã rời các hang động
- Câu 3 : Thời kì đá mới, cuộc sống con người thời nguyên thủy có những điểm tiến bộ hơn, đó là
A. họ đã rời hang động, cư trú “nhà cửa” phổ biến
B. họ đã biết làm sạch tấm da thú che thân, có khuy cài
C. họ đã làm được nhạc cụ, đồ trang sức
D. họ đã tạo ra những bước đột phá trong lao động
- Câu 4 : Điểm giống giữa bầy người nguyên thủy và bầy động vật là
A. biết làm nhà để ở
B. cùng nhau tìm kiếm thức ăn trong rừng
C. biết chế tác công cụ lao động
D. biết giữ lửa trong tự nhiên
- Câu 5 : Trong thời kì bầy người nguyên thủy, con người đã biết giữ lửa trong tự nhiên và biết chế tạo ra lửa để
A. nấu chín thức ăn
B. sưởi ấm lúc giá rét
C. nướng chín thức ăn, tự vệ, sưởi ấm
D. sinh hoạt tập thể ở hang động
- Câu 6 : Trong thời kì nguyên thủy, giữa các thành viên của bầy đã có quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó, đó là
A. có sự phân công lao động trong gia đình
B. có người làm thủ lĩnh, có người làm nô lệ
C. có sự phân công lao động xã hội giữa nam và nữ
D. có người đứng đầu, có phân công công việc giữa nam và nữ
- Câu 7 : Đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể
B. Đã đi thẳng bằng hai chân
C. Biết chế tác công cụ lao động
D. Biết săn bắn và hái lượm
- Câu 8 : Một trong những đặc điểm của Người tối cổ là gì?
A. Có cấu tạo xương như người vượn cổ
B. Đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân
C. Lớp lông trên người không còn nữa
D. Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay
- Câu 9 : Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?
A. Giữ lửa trong tự nhiên
B. Giữ lửa và tạo ra lửa
C. Chế tạo công cụ bằng đá
D. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
- Câu 10 : Người tối cổ đã làm gì để sử dụng công cụ lao động bằng đá có hiệu quả hơn?
A. Đã biết ghè đẽo hai cạnh thật sắc bén
B. Đã biết ghè đẽo đá một mặt cho sắc và vừa tay cầm
C. Đã biết tra cán vào công cụ bằng đá
D. Sử dụng những hòn đá có sẵn trong tự nhiên thật hiệu quả
- Câu 11 : Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sự khác biệt giữa Người tinh khôn và Người tối cổ?
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người
B. Là bước chuyển tiếp từ Người tối cổ thành Người tinh khôn
C. vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người
D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn
- Câu 12 : Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hoá của loài người là
A. từ vượn cổ chuyển thành Người tối cổ
B. từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn
C. từ vượn cổ chuyển thành Người tinh khôn
D. từ Người tinh khôn chuyển thành Người hiện đại
- Câu 13 : Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc “cách mạng đá mới” là
A. con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ
B. con người đã biết săn bán, hái lượm và đánh cá
C. con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D. con người đã biết sử dụng kim loại
- Câu 14 : Biết làm sạch tấm da thú che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Đó là đặc điểm của
A. Người tối cổ
B. Người tinh khôn
C. cách mạng đá mới
D. thời kì đồ sắt
- Câu 15 : Quá trình chuyển biến từ vượn thành người nhờ tính chất chuyển tiếp, trung gian là
A. lao động
B. chế tác công cụ
C. phát minh ra lửa
D. Người tối cổ
- Câu 16 : Quan hệ xã hội của Người tối cổ chưa có những qui định xã hội nên gọi là
A. quan hệ cộng đồng
B. quan hệ nguyên thủy
C. quan hệ bình đẳng
D. bầy người nguyên thuỷ
- Câu 17 : Người tối cổ đã là người. Đây là một hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì
A. đầu tiên của lịch sử loài người
B. trung gian của loài người
C. khai sinh ra loài người
D. chuyển hoá của loài người
- Câu 18 : Sau khi thoát khỏi giới động vật, Người tối cổ phải sống thành từng bầy, vì một trong những lí do sau đây
A. họ chưa có nhà cửa riêng để ở và sinh hoạt
B. phải kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức hái lượm và săn bắt
C. phải vào rừng săn bắn và hái lượm
D. phải đi săn bắn để kiếm sống nên luôn đối phó với thú dữ
- Câu 19 : Chế tạo ra lửa ở thời nguyên thủy là một phát minh lớn đầu tiên của loài người. Quá trình ấy diễn ra như thế nào?
A. Lợi dụng khi cháy rừng để lấy lửa
B. Từ chỗ giữa lửa, đến chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau
C. Lợi dụng các vụ cháy rừng, tìm cách làm cho rừng cháy
D. Liên tục đi tìm nguồn lửa trong tự nhiên hàng vạn năm
- Câu 20 : Con người có óc sáng tạo, họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Đó là thành quả của
A. sự xuất hiện công cụ bằng sắt
B. sự xuất hiện công cụ bằng đồng
C. sự xuất hiện công cụ bằng kim loại
D. sự xuất hiện công cụ đá mới
- Câu 21 : Một trong những ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại là
A. con người đã khai phá những vùng đất mà trước đây chưa khai phá được
B. con người có thể làm ra sản phẩm đủ ăn
C. con người đã chuyển từ săn bắt, hái lượm sang săn bắn, hái lượm
D. con người đã biết chế tác công cụ bằng bằng kim loại
- Câu 22 : Con người nguyên thủy có óc sáng tạo từ khi nào?
A. Khi họ biết sử dụng công cụ để kiếm thức ăn
B. Công cụ bằng kim khí xuất hiện
C. Khi biết đi săn bắn và hái lượm
D. Khi biết hợp quần trong xã hội
- Câu 23 : Khi con người có óc sáng tạo, họ đã
A. biết chế tạo công cụ để sản xuất
B. làm ra được nhiều của cải hơn
C. bắt đầu khai thác từ tự nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình
D. chinh phục được thiên nhiên
- Câu 24 : Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” vì
A. lúc này chưa có sản phẩm dư, thừa
B. lúc này xã hội còn sống trong cộng đồng
C. lúc này con người chưa có ý thức riêng tư
D. trong xã hội chưa có ai có chức phận
- Câu 25 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của dư thừa trong xã hội là
A. do của cải trong xã hội làm ra ngày càng nhiều
B. do công cụ kim khí xuất hiện
C. do con người đã chinh phục được tự nhiên
D. do sự xuất hiện của công cụ đá mới
- Câu 26 : Xã hội có sự phân chia giai cấp bắt nguồn từ đâu?
A. Sự phân chia quyền lực
B. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ
C. Sự phân hoá giàu - nghèo
D. Sự phá vỡ cộng đồng nguyên thủy
- Câu 27 : Các bước dẫn đến sự phân chia giai cấp trong xã hội loài người là
A. của dư thừa xuất hiện, phân hoá giàu - nghèo dẫn đến xuất hiện giai cấp
B. công cụ kim khí xuất hiện, dẫn đến tình trạng giành quyền lực, phân chia giai cấp
C. của dư thừa xuất hiện, người có chức phận chiếm đoạt, dẫn đến phân chia giai cấp
D. xã hội nguyên thủy bị phá vỡ, cần có xã hội mới, dẫn đến phân chia giai cấp
- Câu 28 : Một trong những biểu hiện của tính cộng đồng thị tộc là gì?
A. Mỗi người tự làm việc của mình
B. Sống “chung lưng đấu cật''
C. Người phụ nữ quyết định mọi công việc trong gia đình
D. Đã xuất hiện gia đình thị tộc
- Câu 29 : Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
A. Xã hội phân hoá thành kẻ giàu - người nghèo, dẫn đến phân chia thành giai cấp
B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa
C. Những người giàu có, phung phí tài sản
D. Xã hội đã xuất hiện giai cấp và nhà nước
- Câu 30 : Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự xuất hiện tư hữu đã dẫn tới sự thay đổi của xã hội nguyên thuỷ?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ
B. Quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ theo
C. Thúc đẩy thêm sự phân biệt giai cấp
D. Quan hệ cuộc sống phức tạp
- Câu 31 : Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc
B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau
C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi
D. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung, làm chung
- Câu 32 : Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?
A. Con người đã khai khẩn được đất bỏ hoang
B. Năng suất lao động của con người tăng lên
C. Sản xuất của con người đủ nuôi sống cộng đồng
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa
- Câu 33 : Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim khí là
A. con người có thể khai phá đất đai
B. sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày
C. làm ra lượng sản phẩm dư thừa
D. biết đúc công cụ bằng sắt
- Câu 34 : Sống thành từng bầy và sống theo gia đình riêng. Đó là biểu hiện của xã hội loài người thời kì
A. Công xã thị tộc mẫu hệ và Công xã thị tộc phụ hệ
B. Bầy người nguyên thủy và Công xã thị tộc mẫu hệ
C. Bầy người nguyên thủy và Công xã thị tộc phụ hệ
D. Công xã thị tộc mẫu hệ và thời kì hình thành xã hội có giai cấp
- Câu 35 : Khi con người sử dụng công cụ lao động bằng đá mới, quan hệ xã hội tương ứng là
A. sống từng nhóm theo gia đình mẫu hệ, bình đẳng
B. sống từng bầy người nguyên thủy riêng lẻ
C. sống theo gia đình phụ hệ
D. sống theo cộng đồng nguyên thủy
- Câu 36 : Phương thức kiếm sống của loài người từ thời nguyên thủy đến thời kì hình thành xã hội có giai cấp trải qua các bước tiến là
A. săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi
B. săn bắt, hái lượm; săn bắn, hái lượm; trồng trọt, chăn nuôi
C. săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi
D. săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp
- Câu 37 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư hữu là:
A. do năng suất lao động của xã hội ngày càng tăng lên
B. công cụ bằng kim khí xuất hiện
C. do xã hội có sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên
D. cả ba nguyên nhân trên
- Câu 38 : Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự thay đổi lớn nhất trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?
A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện
C. Xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp
D. Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo
- Câu 39 : Cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước vì một trong các lí do sau
A. công cụ kim loại xuất hiện sớm
B. cư dân ở đây sớm phát triển thành Người tinh khôn
C. cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp
D. cư dân ở đây có nhiều đất canh tác
- Câu 40 : Một trong những điều kiện tự nhiên ở các các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. những nơi có điều kiện tự nhiên tốt
B. những nơi có đất đai màu mỡ
C. có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời
D. có nhiều núi rừng, biển và có nhiều sản vật quý
- Câu 41 : Những ngày đầu lập quốc, các cư dân của phương Đông thường tập trung ở
A. những nơi có điều kiện tự nhiên tốt
B. những nơi có đất đai màu mỡ
C. lưu vực các con sông lớn
D. ở các đô thị lớn
- Câu 42 : Hai ngành kinh tế khá phổ biến ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp và nông nghiệp
B. nông nghiệp và chăn nuôi
C. trồng trọt và chăn nuôi
D. luyện kim và dệt vải
- Câu 43 : Tầng lớp thống trị trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. vua chuyên chế và quý tộc
B. vua và các thủ lĩnh quân sự
C. vua và các tăng lữ
D. các lãnh chúa
- Câu 44 : Quý tộc ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm
A. các quan lại, các quan văn và quan võ
B. những người có chức trách trong xã hội được vua tin tưởng
C. các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo
D. các cận thần của vua và các tướng lĩnh quân sự
- Câu 45 : Tầng lớp bị trị của xã hội phương Đông là
A. nô lệ và bình dân
B. nông dân công xã và bình dân
C. nông dân, công nhân và thợ thủ công
D. nông dân công xã, thợ thủ công và nô lệ
- Câu 46 : Tầng lớp thấp nhất trong xã hội phương Đông thời cổ đại là
A. nông dân công xã
B. bình dân
C. nô lệ
D. nông nô
- Câu 47 : Sự phân hoá xã hội ở phương Đông dựa trên cơ sở
A. nền kinh tế thủ công nghiệp
B. các dòng sông
C. nền kinh tế nông nghiệp
D. chế độ chuyên chế
- Câu 48 : Các bước phát triển về chữ viết ở phương Đông là
A. từ chữ tượng hình sang chữ tượng ý
B. từ chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh
C. từ chữ tượng thanh đến chữ tượng hình
D. từ chữ tượng hình đến tượng thanh
- Câu 49 : Sông Hoàng Hà và sông Hằng mang lượng phù sa màu mỡ cho
A. Trung Quốc và Ấn Độ
B. Ấn Độ và Ai Cập
C. Trung Quốc và Việt Nam
D. Trung Quốc và Lưỡng Hà
- Câu 50 : Nhà sử học Hê-rô-đốt ví sông Nin là quà tặng của
A. các quốc gia cổ đại phương Đông
B. các quốc gia cổ đại Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc
C. quốc gia cổ đại Ai Cập
D. quốc gia cổ đại Lưỡng Hà
- Câu 51 : Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những giai cấp nào?
A. Chủ nô - nô lệ
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã - nô lệ
- Câu 52 : Những tri thức khoa học nào ra đời thuộc vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Thiên văn học và lịch pháp
B. Toán học và thiên văn học
C. Lịch pháp và chữ viết
D. Thiên văn học, lịch pháp và chữ viết
- Câu 53 : Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, dẫn đến xã hội phân chia giai cấp và nhà nước ra đời. Ở phương Đông thời cổ đại, hai giai cấp được hình thành đó là
A. quý tộc và nông dân công xã
B. quý tộc và bình dân
C. quý tộc và nô lệ
D. vua và nô lệ
- Câu 54 : Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc,... công trình nào là nơi chôn cất các Pharaon?
A. Vườn treo Ba-bi-lon
B. Vạn lí trường thành
C. Kim tự tháp
D. Tất cả các công trình trên
- Câu 55 : Những đóng góp của con người đối với các công trình kiến trúc thời cổ đại ở phương Đông đến ngày nay vẫn còn phát huy là
A. kì tích về sức lao động
B. tài năng sáng tạo của con người
C. công trình kiến trúc đồ sộ
D. kĩ thuật xây dựng
- Câu 56 : Chế độ quân chủ chuyên chế thời cố đại ở phương Đông được hiểu
A. mọi quyền hành nắm trong tay quý tộc
B. mọi quyền hành nắm trong tay vua và quý tộc
C. mọi quyền hành nắm trong tay một người (vua chuyên chế)
D. dùng quân đội đề cai trị đất nước
- Câu 57 : Việc xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập và Vạn lí trường thành ở Trung Quốc biểu hiện quyền lực gì dưới thời cổ đại ở phương Đông?
A. Sức mạnh của nô lệ
B. Sức mạnh của nhà nước quân chủ chuyên chế
C. Sức lao động của con người
D. Tài năng sáng tạo của con người
- Câu 58 : Hơn 3 vạn công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước. Đó là biểu hiện của
A. thể chế cộng hòa cổ đại ở Địa Trung Hải
B. thể chế quân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải
C. thể chế dân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải
D. bản chất nhà nước cổ đại ở Địa Trung Hải
- Câu 59 : Chế độ dân chủ ở A-ten có Đại hội đồng công dân, dân tự do bao nhiêu tuổi trở lên được tham dự Đại hội?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên
B. Nam 18 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên
C. Nam từ 18 tuổi trở lên
D. Nam nữ tử 18 tuổi trở lên
- Câu 60 : Thể chế dân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải quy định những người lao động chủ yếu trong xã hội
A. được hưởng mọi quyền dân chủ
B. được tham dự đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội
C. không có quyền công dân
D. không được bầu cử và hưởng chế độ trợ cấp xã hội
- Câu 61 : Nền tảng kinh tế của các quốc gia phương Tây cổ đại là
A. nông nghiệp
B. tiểu thủ công nghiệp
C. thương nghiệp
D. thủ công và thương nghiệp
- Câu 62 : Nhờ đâu sản xuất hàng hoá của người Hi Lạp và Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?
A. Buôn bán khắp các nước phương Đông
B. Nông nghiệp phát triển, các mặt hàng nông sản ngày càng nhiều
C. Sử dụng công cụ đồ sắt, năng suất lao động tăng nhanh
D. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp
- Câu 63 : Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Chủ nô - nô lệ - bình dân
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã
- Câu 64 : Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần
A. quý tộc phong kiến
B. vua chuyên chế
C. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
D. bô lão của thị tộc
- Câu 65 : Khoa học ở Hi Lạp, Rô-ma thời cổ đại mới thực sự trở thành khoa học vì một trong các lí do sau
A. nó đã đạt tới đỉnh cao của khoa học nhân loại
B. được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học sau này
C. làm nền tảng cho mọi phát minh sau này
D. có giá trị khoa học mãi đến ngày nay
- Câu 66 : Điều kiện tự nhiên ở phương Tây thời cổ đại khác với phương Đông thời kì này là
A. đất đai ít, không màu mỡ, đất ven đồi, khô cằn
B. không có các dòng sông như phương Đông
C. không có điều kiện để phát triển thủ công nghiệp
D. giao lưu, đi lại khó khăn
- Câu 67 : Cơ cấu giai cấp trong xã hội phương Tây thời cổ đại là
A. quý tộc, nông dân và bình dân
B. quý tộc tăng lữ, quý tộc quân sự và nô lệ
C. vua, bình dân và nô lệ
D. chủ nô, bình dân, nô lệ
- Câu 68 : Những thành tựu văn hoá nào của phương Tây cổ đại đã đặt nền móng cho văn minh nhân loại?
A. Lịch và chữ viết
B. Thiên văn học
C. Chữ viết, lịch, thiên văn học, toán học, văn học, sử học, công trình kiến trúc
D. Lịch, chữ viết, toán học
- Câu 69 : Thể chế chính trị của phương Tây thời cổ đại là
A. quân chủ chuyên chế
B. dân chủ cộng hòa
C. quân chủ chủ nô
D. dân chủ chủ nô
- Câu 70 : Một trong những biểu hiện về thân phận của người nô lệ trong các quốc gia phương Tây thời cổ đại là
A. không có quyền định đoạt thân phận của mình
B. không có tài sản cá nhân trong cộng đồng xã hội
C. bị ép buộc lao động nhưng không được hưởng quyền lợi
D. tự sinh sống bằng lao động của bản thân
- Câu 71 : So với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có thế mạnh kinh tế
A. thế mạnh kinh tế tự nhiên
B. công nghiệp và nông nghiệp
C. thế mạnh về kinh tế thương nghiệp
D. thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi
- Câu 72 : Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, giai cấp địa chủ được hình thành từ
A. quan lại có nhiều ruộng đất và nông dân giàu có
B. quý tộc chiếm hữu được nhiều ruộng đất
C. nông dân công xã có nhiều ruộng đất
D. tầng lớp quý tộc có nhiều ruộng đất
- Câu 73 : Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, nông dân bị phân hoá thành
A. địa chủ, nông dân công xã và nông dân lĩnh canh
B. địa chủ, nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh
C. địa chủ và nông dân lĩnh canh
D. địa chủ và nông dân công xã
- Câu 74 : Quan hệ phong kiến xuất hiện, đó là quan hệ giữa địa chủ với
A. nông dân tự canh
B. nông dân công xã
C. nông dân lĩnh canh
D. nông dân giàu có
- Câu 75 : Thời nhà Đường ở Trung Quốc, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện. Trong đó, nông nghiệp được thực hiện bởi chính sách
A. khuyến nông
B. tam nông
C. quân điền
D. tịch điền
- Câu 76 : Ở Trung Quốc, thời kì nào ngoại thương được mở rộng, “con đường tơ lụa” hình thành?
A. Nhà Tần
B. Nhà Tống
C. Nhà Minh
D. Nhà Đường
- Câu 77 : Phật giáo được thịnh đạt nhất ở Trung Quốc vào thời kì
A. nhà Chu
B. nhà Minh
C. nhà Đường
D. nhà Thanh
- Câu 78 : Số nông dân công xã dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc rất nghèo, không có ruộng đất để cày cấy, họ đã trở thành
A. nông dân tự canh
B. nông dân lĩnh canh
C. nông nô
D. nô lệ
- Câu 79 : Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần như thế nào?
A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã
B. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh
C. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân tự canh
D. Quan hệ bóc lột của địa chử đối với nông dân công xã
- Câu 80 : Cuộc khởi nghĩa nào ở Trung Quốc làm cho nhà Đường bị lật đổ?
A. Khởi nghĩa nông dân Chu Nguyên Chương
B. Khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào
C. Khởi nghĩa nông dân Trần Thắng
D. Khởi nghĩa nông dân Ngô Quảng
- Câu 81 : Điểm giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Tần so với nhà Hán ở Trung Quốc là
A. chia đất nước thành các châu
B. chia đất nước thành quận, huyện
C. chia đất nước thành trung ương và địa phương
D. chia đất nước theo bộ máy cai trị
- Câu 82 : Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường ở Trung Quốc là
A. lấy ruộng đất của nhà nước chia cho nông dân
B. lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân
C. lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân
D. tịch thu ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo
- Câu 83 : Thời kì nhà Đông Hán ở Trung Quốc mở rộng xâm lược nước ta và đã gặp phải cuộc khởi nghĩa nào của quân dân ta?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Lý Bí
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Câu 84 : Chính sách kinh tế của nhà Tần ở Trung Quốc ban hành chế độ tiền tệ đo lường thống nhất, còn chính sách kinh tế của nhà Hán thì
A. thực hiện chế độ quân điền
B. thực hiện cải cách ruộng đất
C. giảm tô thuế cho nông dân
D. giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp
- Câu 85 : Chính sách đối ngoại của nhà Hán ở Trung Quốc là
A. mở rộng chiến tranh xâm lược phương Nam và phương Bắc
B. chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam
C. chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. chiến tranh xâm lược các nước Đông Nam Á
- Câu 86 : Một trong các tác dụng của chính sách quân điền thời nhà Đường ở Trung Quốc là
A. nông dân có ruộng đất canh tác
B. nông dân sẵn sàng ủng hộ nhà nước
C. hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân
D. nhà nước gắn bó với nông dân
- Câu 87 : Xã hội dưới thời phong kiến nhà Đường - Tống ở Trung Quốc có các tầng lớp được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là
A. hoàng đế, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh
B. hoàng đế, quan lại, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh và nô lệ
C. hoàng đế, quý tộc, quan lại, nông dân, nô lệ
D. hoàng đế, quan lại, nông dân lĩnh canh, nô lệ
- Câu 88 : Nền văn hoá nào được du nhập vào Ấn Độ trong thời kì của Vương triều Đê-li?
A. Văn hoá Thiên Chúa giáo
B. Văn hoá phương Đông
C. Văn hoá phương Tây
D. Văn hoá Hồi giáo
- Câu 89 : Năm 2500 TCN gắn với lịch sử Ấn Độ là
A. xuất hiện một số nhà nước trên lưu vực sông Hằng
B. xuất hiện một số thành thị đầu tiên bên sông Ấn
C. vua A-sô-ca mở rộng lãnh thổ xuống phía nam Ấn Độ
D. Vương triều Gúp-ta thành lập
- Câu 90 : Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn, lập ra Vương triều
A. Mô-gôn
B. Gúp-ta
C. Hồi giáo Đê-li
D. A-sô-ca
- Câu 91 : Tiến hành đo đạc lại ruộng đất đế định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường. Đó là chính sách của thời nào ở Ấn Độ?
A. Gúp-ta
B. Hồi giáo Đê-li
C. Mô-gôn
D. A-cơ-ba
- Câu 92 : Vào khoảng thời gian nào nước Ma-ga-đa lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục?
A. Khoảng 1500 năm trước Công nguyên
B. Khoảng 1000 năm trước Công nguyên
C. Khoảng 1200 năm trước Công nguyên
D. Khoảng 500 năm trước Công nguyên
- Câu 93 : Khi A-sô-ca mất, đất nước Ấn Độ như thế nào?
A. Thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ
B. Đất nước trở nên hùng cường
C. Ấn Độ bị chia cắt, khủng hoảng
D. Ấn Độ bị Mông cổ xâm lược ngay
- Câu 94 : Đến vương triều nào, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại, bước vào một thời kì mới, thời kì phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
B. Vương triều Hác-sa
C. Vương triều A-sô-ca
D. Vương triều Gúp-ta
- Câu 95 : Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hoá lâu đời của Ấn Độ?
A. Tôn giáo (Phật giáo và Hindu giáo)
B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng Phật
C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn
D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái
- Câu 96 : Các nước đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hoá truyền thống của Ấn Độ là
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Mông Cổ
D. Các nước Đông Nam Á
- Câu 97 : Dưới Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI) đạo nào ở Ấn Độ bị cấm đoán nghiệt ngã?
A. Đạo Phật
B. Đạo Thiên Chúa
C. Đạo Hin-đu
D. Đạo Bà-la-môn
- Câu 98 : Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nước nào lập nên?
A. Người Ấn Độ
B. Người Thổ Nhĩ Kì
C. Người Mông cổ
D. Người Trung Quốc
- Câu 99 : Cho các sự kiện: Có chín đời vua, trải qua 150 năm. Sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Đó là đặc điểm của vương triều nào ở Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
B. Vương triều Gúp-ta
C. Vương triều Mô-gôn
D. Vương triều A-cơ-ba
- Câu 100 : Thời vua A-cơ-ba ở Ẩn Độ đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc nào?
A. Số quan lại người Mông cổ và Ấn Độ
B. Số quan lại Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo
C. Số quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo
D. Số tu sĩ và quý tộc trí thức
- Câu 101 : Vương triều đầu tiên của thời kì phong kiến ở Ấn Độ đã làm được gì cho sự phát triển văn hoá ở Ấn Độ?
A. Định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ
B. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật
C. Đưa nền văn hoá đạt đến đỉnh cao của văn hoá nhân loại
D. Tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển
- Câu 102 : Ở Ấn Độ thời phong kiến, đạo nào thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác?
A. Đạo Phật
B. Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu
C. Đạo Bà-la-môn
D. Tất cả các đạo trên
- Câu 103 : Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến Ấn Độ vào triều đại nào ở Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
B. Vưong triều Gúp-ta
C. Vương triều Mô-gôn
D. Vương triều A-cơ-ba
- Câu 104 : Một trong những vị trí của Vương triều Đê-li ở Ân Độ là
A. bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây
B. văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ
C. một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo
D. xây dựng Kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới
- Câu 105 : Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ được lập nên bởi
A. người Hồi giáo chiếm Ấn Độ, lập nên triều đại Đê-li
B. người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li
C. người Hồi giáo và Ấn Độ giáo hòa huyết thành Hồi giáo Đê-li
D. người Hồi giáo vào Ấn Độ đóng tại thủ đô Đê-li, lập nên triều đại Đê-li
- Câu 106 : Một trong những chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ là
A. thi hành chính sách cứng rắn về tôn giáo
B. đưa văn hoá Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ
C. xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Ấn Độ
D. tự chia ruộng đất ở Ấn Độ cho quý tộc
- Câu 107 : Không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ ở Đông Nam Á là gì?
A. Địa bàn sinh tụ rộng lớn
B. nguồn thức ăn đa dạng
C. Địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn
D. Địa hình hiểm trở, nguồn thức ăn phong phú
- Câu 108 : Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á lấy ngành sản xuất chính là
A. thủ công nghiệp
B. công nghiệp
C. thương nghiệp
D. nông nghiệp
- Câu 109 : Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á gắn liền với tác động về kinh tế
A. các thương nhân Trung Quốc
B. các thương nhân Ấn Độ
C. các thương nhân người Pháp
D. các thương nhân người Hà Lan
- Câu 110 : Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á gắn liền với ảnh hưởng của văn hoá
A.Trung Quốc
B. Đông Nam Á
C. Ấn Độ
D. Nhật Bản
- Câu 111 : Quá trình chuyển biến từ vượn thành người đã diễn ra ở Đông Nam Á, bắt đầu từ người
A. Người tối cổ
B. Người tinh khôn
C. Người vượn
D. Vượn người
- Câu 112 : Một trong những điều kiện thuận lợi về giao thông của Đông Nam Á là
A. nằm trên đường giao thông nối liền giữa Đại Tây Dương vói Thái Bình Dương
B. nằm trên đường giao thông nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
C. nằm trên đường giao thông nối liền với các nước châu Á
D. nằm trên đường giao thông nối liền với các nước Đông Bắc Á
- Câu 113 : Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo. Đó là biểu hiện của
A. nét độc đáo của các quốc gia Đông Nam Á
B. sự phát triển văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á
C. sự thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII
D. đặc điểm riêng biệt của các nước Đông nam Á
- Câu 114 : Từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì
A. phát triển
B. đạt đến đỉnh cao của sự phát triển
C. suy thoái
D. khủng hoảng trầm trọng
- Câu 115 : Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Đó là biểu hiện của
A. sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
B. sự kì thị sắc tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
C. sự xung đột của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
D. sự khủng hoảng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Câu 116 : Các quốc gia cổ Đông Nam Á hình thành và phát triển trong khoảng thời gian nào?
A. Khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
B. Khoảng những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên
C. Khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
D. Khoảng những thế kỉ tiếp giáp truớc và sau Công nguyên
- Câu 117 : Loài vượn khổng lồ được các nhà khoa học phát hiện ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á?
A.Việt Nam
B. In-đô-nê-xi-a
C. Ma-lai-xi-a
D. Phi-líp-pin
- Câu 118 : Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành vào thời gian nào?
A. Khoảng từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ X
B. Khoảng từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X
C. Khoảng từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X
D. Khoảng từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X
- Câu 119 : Đặc điểm nổi bật của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á là
A. mỗi vương quốc đều có phong tục tập quán riêng
B. mỗi vương quốc đều có nền văn hoá riêng
C. mỗi vương quốc đều có nguồn gốc riêng
D. mỗi vương quốc đều lấy dân tộc đa số làm nòng cốt
- Câu 120 : Vương triều Mô-giô-pa-hít là vương triều của nước nào ở Đông Nam Á
A. Phi-líp-pin
B. In-đô-nê-xi-a
C. Cam-pu-chia
D. Ma-lác-ca
- Câu 121 : Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bắt nguồn từ đâu?
A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm
B. Từ ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia
C. Từ sự chia rẽ giữa các tộc người ở Đông Nam Á
D. Tất cả các nguyên nhân trên
- Câu 122 : Nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc ở Đông Nam Á là
A. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
B. phong trào khởi nghĩa của nông dân
C. sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á
D. sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước
- Câu 123 : Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành các vưong quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ đồ sắt xuất hiện
B. Ảnh hưởng của các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc
C. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông Nam Á
D. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp
- Câu 124 : Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc. Vậy quốc gia phong kiến dân tộc là gì?
A. Quốc gia có nhiều dân tộc
B. Quốc gia mà dân tộc chiếm đa số nắm quyền thống trị, lôi kéo các dân tộc khác vào lãnh thổ của mình
C. Quốc gia có nhiều mâu thuẫn giữa các dân tộc
D. Quốc gia thực hiện chính sách hòa họp dân tộc
- Câu 125 : Một trong những biểu hiện của thời kì hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. Vương quốc Ăng-co của người Cam-pu-chia mở rộng
B. hình thành những vùng kinh tế quan trọng
C. văn hoá được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc''
D. Vương quốc Ma-ta-ram mới hình thành
- Câu 126 : Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu trên những lĩnh vực nào?
A. Tôn giáo và kiến trúc
B. Văn học và chữ viết
C. Chữ viết, văn học, tôn giáo và kiến trúc
D. Lịch, thiên văn, chữ viết và tôn giáo
- Câu 127 : Sự kiện mở đầu các nước phương Tây xâm lược Đông Nam Á thời phong kiến là
A. Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca
B. Tây Ban Nha, Hà Lan cũng lập những thương điếm của mình ở Gia-các-ta
C. thực dân Anh đánh chiếm Miến Điện
D. thực dân Pháp đánh chiếm Xiêm
- Câu 128 : Các nước phương Tây đã từng xâm lược Đông Nam Á thời phong kiến là
A. Bồ Đào Nha, Anh
B. Pháp, Tây Ban Nha
C. Mĩ, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha
D. Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mĩ, Hà Lan
- Câu 129 : Kinh đô của Vương quốc là Ăng-co một địa điểm của
A. tỉnh Xiêm Riệp ngày nay
B. Tây Bắc Biển Hồ
C. Ăng-co Vát
D. Ăng-co Thom
- Câu 130 : Khu đền tháp Ăng-co ở Cam-pu-chia là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hoá của
A. Cam-pu-chia
B. Đông Nam Á và thế giới
C. nhân loại
D. châu Á
- Câu 131 : Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất ở
A. Đông Nam Á
B. châu Á
C. Đông Dương
D. thế giới
- Câu 132 : Người Pháp xâm chiếm Cam-pu-chia khi Việt Nam
A. chưa bị Pháp xâm chiếm
B. đã bị Pháp xâm chiếm cách đó 5 năm
C. bị Pháp xâm chiếm cách đó 2 năm
D. đã bị Pháp bình định về quân sự
- Câu 133 : Từ thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do
A. bị quân Mông - Nguyên tấn công
B. thực dân Pháp xâm chiếm
C. Vương quốc Thái xâm lược nhiều lần
D. quân đội Miến Điện xâm chiếm
- Câu 134 : Cam-pu-chia sáng tạo ra chữ viết riêng của mình dựa trên cơ sở
A. chữ Quốc ngữ của Việt Nam
B. chữ tượng hình của Trung Quốc
C. chữ viết của Mi-an-ma
D. chữ Phạn của Ấn Độ
- Câu 135 : Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 - 1207), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh nước nào?
A. Cham-pa
B. Lan Xang
C. Đại Việt
D. Xiêm
- Câu 136 : Một trong các chính sách đối nội của Lào thời các vua Lang Xang là
A. chia đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ
B. xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo
C. tổ chức buôn bán với các nước láng giềng
D. xây dựng nền kinh tế vững mạnh
- Câu 137 : Một trong những chính sách đối ngoại của Lào thời các vua Lang Xang là
A. chống các nước Đông Nam Á
B. hòa hiếu với Mianma
C. chống quân xâm lược Thái Lan
D. giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt
- Câu 138 : Lào bị thực dân Pháp xâm lược khi Cam-pu-chia
A. chưa bị Pháp xâm lược
B. đã bị Pháp xâm lược 30 năm
C. đã bị Pháp xâm lược 10 năm
D. vừa bị Pháp xâm lược 2 năm
- Câu 139 : Dựa trên cơ sở nào để Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình?
A. Chữ tượng hình của Trung Quốc
B. đạo Hin-đu và đạo Phật
C. đạo Phật và đạo Thiên Chúa
D. đạo Hin-đu
- Câu 140 : Tôn giáo chính ở Lào thời cổ đại là
A. đạo Phật
B. đạo Hin-đu và đạo Phật
C. đạo Phật và đạo Thiên Chúa
D. đạo Hin-đu
- Câu 141 : Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành vào khoảng thời gian
A. khoảng thế kỉ III
B. khoảng thế kỉ IV
C. khoảng thế kỉ V
D. khoảng thế kỉ VI
- Câu 142 : Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?
A. Thời kì thịnh đạt
B. Thời kì Ăng-co
C. Thời kì hoàng kim
D. Thời kì Bay-on
- Câu 143 : Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á?
A. Khoảng thế kỉ XI - XII
B. Khoảng thế kỉ X - XI
C. Khoảng thế kỉ X - XII
D. Khoảng thế kỉ XIII
- Câu 144 : Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Biểu trưng của Phật giáo
B. Biểu trưng của Nho giáo
C. Biếu trưng của Ấn Độ giáo
D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau
- Câu 145 : Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào?
A. Vào năm 1353
B. Vào năm 1363
C. Vào năm 1533
D. Vào năm 1336
- Câu 146 : Vương quốc Lan Xang ở Lào bước vào giai đoạn thịnh vượng vào thế kỉ
A. khoảng thế kỉ XIV - XV
B. khoảng thế kỉ XVI - XVII
C. khoảng thế kỉ XV - XVII
D. khoảng thế kỉ XV - XVI
- Câu 147 : Người có công thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua năm 1353 là
A. Pha Ngừm
B. Lan Xang
C. Xu-li-nha Vông-xa
D. tất cả đều sai
- Câu 148 : Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở nhũng nét cong của chữ viết nước nào?
A. Cam-pu-chia và Mi-an-ma
B. Cam-pu-chia và Việt Nam
C. Thái Lan và Mi-an-ma
D. Ấn Độ và Trung Quốc
- Câu 149 : Cam-pu-chia và Lào dựa trên cơ sở chữ viết nào để sáng tạo ra chữ viết riêng cho mình?
A. Chữ tượng hình của Trung Quốc
B. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam
C. Chữ Phạn của Ấn Độ
D. Chữ viết của người Thái
- Câu 150 : Từ cuối thế kỉ XIX, Cam-pu-chia và Lào bị thực dân nào xâm lược, thống trị?
A. Thực dân Hà Lan
B. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
C. Thực dân Mi-an-ma
D. Thực dân Pháp
- Câu 151 : Thời thịnh vượng nhất của Vương quốc Lào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa. Một trong những biểu hiện là:
A. sản vật dồi dào, trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng
B. kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh nhất Đông Nam Á
C. chia đất nước thành các châu, quận
D. xây dựng quân đội mạnh về binh khí, giỏi về chiến thuật
- Câu 152 : Người Khơ-me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp dựa trên cơ sở
A. quốc gia người Thái cổ
B. quốc gia Phù Nam của người Môn Cổ
C. nhóm người Mi-an-ma
D. cư dân Thái di cư đến cao nguyên Cò-rạt
- Câu 153 : Trước khi Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược, đã bị nước nào tân công phải di chuyển về phía nam?
A. Vương quốc Mi-an-ma
B. Đế quốc Bồ Đào Nha
C. Vương quốc Thái
D. Phong kiến phương Bắc
- Câu 154 : Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia trong lúc đất nước Cam-pu-chia
A. đang thịnh đạt
B. đang phát triển mạnh
C. đang khủng hoảng trầm trọng
D. đang suy thoái
- Câu 155 : Một trong những nguyên nhân khiến đế quốc Rô-ma sụp đổ là:
A. đế quốc Rô-ma rộng lớn không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giéc-man từ phương Bắc
B. các cuộc khởi nghĩa của nô lệ luôn nổ ra
C. các thị quốc nổi dậy đòi tách khỏi đế quốc Rô-ma
D. mâu thuẫn giữa chủ nồ và nô lệ ở Rô-ma gay gắt
- Câu 156 : Đế quốc Rô-ma sụp đổ gắn liền với sự tan rã của
A. chế độ đế quốc Rô-ma bành trướng
B. chế độ chiếm nô ở Tây Âu
C. chế độ áp bức, bóc lột nô lệ ở Rô-ma
D. thời kì phát triển của đế quốc Rô-ma
- Câu 157 : Người Giéc-man sinh sống ở nước nào từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên?
A. Đế quốc Rô-ma
B. Vương quốc Tây Gốt
C. Vương quốc Phơ-răng
D. Đông Âu và Tây Âu
- Câu 158 : Đến thế kỉ IV, người Hung nô đã tấn công vào khu vực nào của châu Âu?
A. Đông Âu và Bắc Âu
B. Đông Âu và Nam Âu
C. Tây Âu và Bắc Âu
D. Đông Âu và Tây Âu
- Câu 159 : Vương quốc “man-tộc” được thành lập đầu tiên là
A. Vương quốc Văng-đan
B. Vương quốc Phơ-răng
C. Vương quốc Tây Gốt
D. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông
- Câu 160 : Chế độ công xã nguyên thuỷ Tây Âu tan rã, bước vào quá trình phong kiến hoá, khởi phát từ nước nào?
A. Vương quốc Văng-đan
B. Vương quốc Phơ-răng
C. Vương quốc Tây Gốt
D. Đế quốc Rô-ma
- Câu 161 : Các tướng lĩnh quân sự, các quý tộc người Giéc-man được phân nhiều ruộng đất và được phong các tước vị khác nhau, hình thành hệ thống
A. đẳng cấp quý tộc vũ sĩ
B. các lãnh chúa phong kiến
C. tầng lớp quý tộc tăng lữ
D. tầng lớp quý tộc mới
- Câu 162 : Trong xã hội phong kiến Tây Âu, các lãnh chúa phong kiến được hình thành từ
A. nông dân có nhiều ruộng đất, giàu có
B. các quý tộc vũ sĩ là cận thần của vua
C. các tầng lớp quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền và rất giàu có
D. các tầng lớp quý tộc mới chiếm được nhiều ruộng đất
- Câu 163 : Trong các lãnh địa phong kiến, người đứng đầu lãnh địa là ai?
A. Quý tộc
B. Tăng lữ
C. Vũ sĩ
D. Lãnh chúa
- Câu 164 : Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế mang tính chất
A. hàng hoá
B. tự nhiên, tự cấp, tực túc
C. thị trường
D. nông thôn
- Câu 165 : Giai cấp nào trong xã hội phong kiến Tây Âu bị phụ thuộc về thân thế vào lãnh chúa phong kiến?
A. Nô lệ
B. Nông dân bị mất ruộng đất
C. Nông nô
D. Bình dân
- Câu 166 : Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thế kỉ V đến thế kỉ X
B. Khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ XI
C. Khoảng thế kỉ III TCN đến thế kỉ X
D. Khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Câu 167 : Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản là
A. lãnh chúa và nông dân tự do
B. chủ nô và nô lệ
C. lãnh chúa và nông nô
D. địa chủ và nông dân
- Câu 168 : Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. giai cấp nông dân tự do
B. giai cấp nông nô
C. giai cấp nô lệ
D. lãnh chúa phong kiến
- Câu 169 : Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang... để cho nông nô sản xuất
B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa
C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man
D. Tất các các ý trên đều đúng
- Câu 170 : Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu là
A. có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua
B. thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa..
C. là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập
D. là những người sản xuất chính trong xã hội
- Câu 171 : Để tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, cần có
A. kinh tế lãnh địa
B. thành thị ra đời
C. có sự mua bán
D. sự xuất hiện chuyên môn hoá trong sản xuất
- Câu 172 : Một trong những hệ quả của sự ra đời thành thị ở Tây Âu thời trung đại là
A. sự phá vỡ các lãnh địa phong kiến
B. sự giàu có của các lãnh chúa
C. sự xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán
D. sự ra đời của cơ chế thị trường
- Câu 173 : Những cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV đã giúp con người tìm kiếm được nhiều hương liệu, nhiều vùng đất mới... Người tìm ra châu lục mới - châu Mĩ là
A. C. Cô-lôm-bô
B. Hen-ri
C. Va-cô dơ Ga-ma
D. Ma-gien-lan
- Câu 174 : Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh nhất ở vương quốc nào của Tây Âu?
A. Vương quốc Phơ-răng
B. Vương quốc Tây Gốt
C. Vương quốc Văng-đan
D. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông
- Câu 175 : Chế độ phong kiến ở Tây Âu là chế độ phong kiến phân quyền, bởi vì
A. quyền hành nằm trong tay lãnh chúa
B. mỗi lãnh địa có một lãnh chúa như ông vua
C. quyền hành nắm trong tay của một người, đó là vua chuyên chế
D. quyền hành bị phân chia cho các lãnh chúa, tăng lữ và vũ sĩ
- Câu 176 : Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là
A. nông nô
B. thương nhân
C. nông dân
D. thợ thủ công
- Câu 177 : Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
- Câu 178 : Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong kiến là
A. nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn
B. nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa
C. nông nghiệp có quy mô lớn
D. nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn
- Câu 179 : Sau khi Sac-lơ-ma-nhơ của Vương quốc Phơ-răng mất, chế độ phong kiến phân quyền được xác lập ở các quốc gia
A. Pháp, Đức, I-ta-li-a
B. Anh, Ai-len, Bỉ
C. Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy
D. Pháp, Anh, Đan Mạch
- Câu 180 : Từ thế kỉ XIII, việc mua bán giữa các nước ngày càng phát triển, đặc biệt xung quanh vùng
A. Đông Nam Á
B. Tây Âu
C. Địa Trung Hải
D. Bắc Mĩ
- Câu 181 : Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại?
A. Được coi như những công cụ biết nói
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
- Câu 182 : Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ
A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn
B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ
C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở
D. Đều được coi như những công cụ biết nói
- Câu 183 : Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa
C. lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
- Câu 184 : Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là
A. do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên ngày càng cạn kiệt
B. đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển
C. thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người
D. con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm
- Câu 185 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là
A. con đường giao thương từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm
B. khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể
C. thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa
D. do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Au
- Câu 186 : Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu
A. về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng
B. thị trường từ các nước phương Đông
C. nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng
D. việc buôn bán với Thổ Nhĩ Kì
- Câu 187 : Kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, cần thị trường ở
A. châu Á
B. Đông Nam Á
C. các nước phương Đông
D. các nước phương Tây
- Câu 188 : Một trong các điều kiện đưa đến cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là
A. nhu cầu tìm kiếm con đường mới
B. khoa học - kĩ thuật có những bước tiến đáng kể
C. nhu cầu giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải
D. nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng
- Câu 189 : Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ mà vẫn nhầm tưởng đó là Ấn Độ?
A. C. Cô-lôm-bô
B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. Ma-gien-lan
D. Ga-li-lê
- Câu 190 : Vào thế kỉ XV, con đường giao lưu qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ nắm độc quyền đã tạo ra
A. điều kiện để phát kiến địa lí
B. nguyên nhân của phát kiến địa lí
C. hệ quả của phát kiến địa lí
D. mục đích của phát kiến địa lí
- Câu 191 : Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
B. Hi Lạp, Italia
C. Anh, Hà Lan
D. Tây Ban Nha, Anh
- Câu 192 : Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi xuống hướng nam
B. Đi sang hướng đông
C. Đi về hướng tây
D. Ngược lên hướng bắc
- Câu 193 : Tạo ra bước chuyển biến mới trong nhận thức xã hội. Đó là
A. nguyên nhân của phát kiến địa lí
B. mục đích của phát kiến địa lí
C. hệ quả của phát kiến địa lí
D. tính chất của phát kiến địa lí
- Câu 194 : Người chỉ huy một đoàn tàu gồm 4 chiếc với 160 thủy thủ đi tìm xứ sở huyền thoại phương Đông là ai?
A. C. Cô-lôm-bô
B. Va-xcô dơ Ga-ma
C. Ma-gien-lan
D. Ga-li-lê
- Câu 195 : Giai cấp tư sản Tây Âu đã tích lũy được số vốn ban đầu nhờ vào
A. bóc lột công nhân làm thuê
B. bóc lột sức lao động của nông nô
C. buôn bán ở thành thị trung đại
D. các cuộc phát kiến địa lí
- Câu 196 : Giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Đó là
A. nguyên nhân của phong trào Văn hoá Phục hưng
B. đặc điểm của phong trào Văn hoá Phục hưng
C. mục đích của phong trào Văn hoá Phục hưng
D. hậu quả của phong trào Văn hoá Phục hưng
- Câu 197 : Câu nào dưới đây không nằm trong mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?
A. Tìm nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông
B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá từ phương Đông
C. Tìm vùng đất mới ở châu Phi và châu Âu
D. Câu A và B là phương án trả lời đúng
- Câu 198 : Những hiểu biết về địa lí, về đại lượng, về sử dụng la bàn. Đó là
A. nguyên nhân của phát kiến địa lí
B. điều kiện của phát kiến địa lí
C. hệ quả phát kiến địa lí
D. tính chất của phát kiến địa lí
- Câu 199 : Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?
A. Phát hiện ra con đường buôn bán mới giữa phương Đông và phương Tây
B. Phát hiện ra châu Đại Dương
C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới
D. Phát hiện ra Ấn Độ
- Câu 200 : Để có đội ngũ công nhân làm thuê, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời, ở Anh đã
A. thực hiện phong trào “Rào đất cướp ruộng''
B. xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
C. thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược các nước
D. bóc lột tàn bạo đối với người lao động
- Câu 201 : Hãy nêu biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trên lĩnh vực công nghiệp.
A. Nhiều công trường thủ công đã xuất hiện thay thế cho phường hội
B. Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trước kia được thay bằng quan hệ giữa chủ trại ấp với công nhân nông nghiệp
C. Các thương hội trung đại được thay thế bằng các công ty thương mại
D. Tất cả các biểu hiện trên
- Câu 202 : Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng ở châu Âu?
A. Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa
B. Sự ra đời của giai cấp tư sản
C. Sự lớn mạnh của thành thị
D. Nhiều phát minh khoa học - kĩ thuật
- Câu 203 : Điểm chung giống nhau trong cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh là gì?
A. Triệt để thủ tiêu Ki-tô giáo
B. Bãi bỏ những nghi lễ phiền phức
C. Đưa giáo lí mới, nghi lễ mói vào đời sống tinh thần xã hội
D. Quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ
- Câu 204 : Từ khi c. Cô-lôm-bô bắt đầu cuộc phát kiến địa lí đến khi Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển mất bao nhiêu năm?
A. 20 năm
B. 27 năm
C. 26 năm
D. 25 năm
- Câu 205 : Trong cuộc tìm kiếm vùng đất mới, hương liệu mới,..., ai là người được phong làm Phó vương Ấn Độ?
A. C. Cô-lôm-bô
B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. Ma-gien-lan
D. C. Cô-lôm-bô và Va-xcô đơ Ga-ma
- Câu 206 : Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, cần các điều kiện
A. vốn và đội ngũ công nhân làm thuê
B. của dư thừa và người làm thuê
C. khoa học - kĩ thuật phát triển và nhân công
D. sản xuất phát triển và vốn
- Câu 207 : Để cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, cần phải có vốn. Vậy vốn được lấy từ đâu?
A. Bóc lột công nhân làm thuê
B. Trong các cuộc phát kiến địa lí
C. Thành thị buôn bán phát đạt
D. Quan hệ buôn bán với thương nhân các nước
- Câu 208 : Để có đội ngũ công nhân làm thuê, một thành tố của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã
A. bóc lột sức lao động của nông dân
B. bắt nô lệ trở thành công nhân làm thuê
C. tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền
D. bắt nô lệ từ các nơi về làm công nhân
- Câu 209 : Công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội. Đó là một trong các biểu hiện của
A. sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp
D. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
- Câu 210 : Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lĩnh vực nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả
A. nông dân bị tước đoạt ruộng đất
B. nông dân bị thất thiệp
C. nông dân không có ruộng đất, làm công ăn lương cho người chủ trang trại
D. nông dân bị bần cùng hoá
- Câu 211 : Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới. Đó là
A. nội dung của Văn hoá Phục hưng
B. lí do ra đời của Văn hoá Phục hưng
C. hậu quả của nền Văn hoá Phục hưng
D. bản chất của nền Văn hoá Phục hưng
- Câu 212 : Văn hoá Phục hưng nghĩa là gì?
A. Nền văn hoá phục vụ cho giai cấp tư sản
B. Nền văn hoá phục vụ cho các tầng lớp trên
C. Nền văn hoá bị chi phối bởi giáo lí của Giáo hội
D. Phục hồi lại nền văn hoá Hi Lạp và Rô-ma
- Câu 213 : Giai cấp tư sản được hình thành từ các thành phần nào trong xã hội?
A. Tăng lữ, quý tộc giàu có
B. Chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền
C. Thợ thủ công giàu có
D. Các lãnh chúa có nhiều của cải
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến