- Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phon...
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
A Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.
B Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C Các thành thị trung đại được hình thành.
D Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.
- Câu 2 : Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
A quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.
B quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.
C quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.
D quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
- Câu 3 : Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là
A Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
- Câu 4 : Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất do
A Được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng.
B Được toàn quyền buôn bán ruộng đất mình quản lí.
C Được chia khẩu phần cùng lãnh chúa.
D Được tự do trao đổi buôn bán ngoài lãnh địa.
- Câu 5 : Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu bao gồm
A Thợ thủ công, thương nhân
B Thợ thủ công, nông dân
C Lãnh chúa, quý tộc
D Lãnh chúa, thợ thủ công
- Câu 6 : Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu trong thế kỉ XI là gì?
A Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời
B Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng
C Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thì trường
D Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ
- Câu 7 : Nông dân, thợ thủ công thời kì trung đại Tây Âu đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào lãnh chúa bằng cách
A bỏ trốn khỏi lãnh địa, chuộc bằng tiền.
B khởi nghĩa lật đổ lãnh chúa.
C không có cách nào có thể thoát được.
D làm vừa lòng lãnh chúa.
- Câu 8 : Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A có những tiến bộ đáng kể.
B vẫn duy trì phương thức cũ.
C vẫn trong thời kì mông muội.
D áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
- Câu 9 : Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa
A lãnh chúa – nông nô.
B chủ nô – nô lệ.
C địa chủ - nông dân.
D tư bản – công nhân.
- Câu 10 : Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.
C chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D thành lập nên các thành thị trung đại.
- Câu 11 : Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
- Câu 12 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu?
A Được coi như những công cụ biết nói
B Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
- Câu 13 : Loại hình thành thị nào sau đây không có ở Tây Âu thời kì trung đại?
A Thành thị do thợ thủ công và thương nhân lập nên
B Thành thị do lãnh chúa lập ra
C Thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại
D Thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp
- Câu 14 : Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Ro-ma chứng tỏ điều gì?
A Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn.
B Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
C Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội cao nhất.
D Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất.
- Câu 15 : Biểu hiện nào sau đây không phải đặc trưng của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập
B Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
C Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn
D Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự
- Câu 16 : Tại sao nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”?
A Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học
B Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây
C Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ
D Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử
- Câu 17 : Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là
A Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa
B Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
C Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người
D Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc
- Câu 18 : Trong xã hội phong kiến Tây Âu, quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần có ý nghĩa là
A lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.
B lãnh chía nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn.
C tất cả các lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.
D vua phong cấp tước vị cho tất cả các lãnh chúa.
- Câu 19 : Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của thành thị trung đại đối với văn hóa – giáo dục Tây Âu?
A mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
B hình thành phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ.
C tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân.
D thành lập được nhiều thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến