Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- Câu 1 : Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?
A. Cây tre, con cóc, con khỉ, cây cột điện.
B. Cây nến, con mèo, con lật đật, cây xương rồng.
C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó.
D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.
- Câu 2 : Đặc điểm chung của cơ thể sống là :
A. Có sự trao đổi chất với môi trường.
B. Có khả năng di chuyển.
C. Có khả năng sinh sản.
D. Cả A, B và C.
- Câu 3 : Những đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật?
A. cây thông, con giun đất, cây bèo tấm, bức tường, hòn đá.
B. Con cá chép, con sâu, con khỉ, con người, cây bàng, cây cột điện.
C. Cây ổi, con gà, con rắn, san hô, xương rồng.
D. Cây mít, con chuột, cái bàn, cây xà cừ.
- Câu 4 : Những nhóm đối tượng nào sau đây là nhóm sinh vật sống dưới nước?
A. Cây ổi, con gà, con rắn, con người.
B. Cây mít, con chuột, con hổ, cây rong.
C. Con cá, cây rong, con tôm, san hô.
D. Con voi, con cáo, con gấu, con sán.
- Câu 5 : Nhiệm vụ nào sau đây không phải của sinh học ?
A. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống và sự đa dạng của sinh vật.
B. Tìm cách sử dụng, phát triển, bảo vệ các sinh vật có ích và hạn chế các sinh vật có hại.
C. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật và giữa các sinh vật với môi trường sống.
D. Nghiên cứu các loại hình mà sinh vật có thể phát triển.
- Câu 6 : Sinh vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?
A. Cây chuối
B. Con cá
C. Con thằn lằn
D. Con báo
- Câu 7 : Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người?
A. Ruồi nhà
B. Muỗi vằn
C. Ong mật
D. Chuột chũi
- Câu 8 : Lá của loại cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Lá ngón
B. Lá trúc đào
C. Lá gai
D. Lá xà cừ
- Câu 9 : Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người?
A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo
B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo
C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa
D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai
- Câu 10 : Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở không tìm hiểu về vấn đề lớn nào sau đây?
A. Thực vật
B. Di truyền và biến dị
C. Địa lý sinh vật
D. Cơ thể người và vệ sinh
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ