Bài 9 - 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Địa lí lớp 12

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 9 - 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Vận dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu LỜI GIẢI CHI TIẾT Nhận xét:  Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.  + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C,

Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích

Dựa vào kĩ năng nhận xét bảng số liệu LỜI GIẢI CHI TIẾT Nhận xét và giải thích lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm a Nhận xét Lượng mưa thay đổi khác biệt giữa 3 địa điểm Huế có lượng mưa cao nhất 2.868mm, sau đó đến TP.Hồ Chí Minh 1931 mm, Hà Nội có lượng mưa ít nhất 1.676

Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tính chất của gió này.

Các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở nước ta : + Nửa đầu mùa hạ : khối khí nhiệt  đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam, sau khi trút hết mưa ở sườn Tây dãy Trường Sơn, gió vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy biên giới Việt Lào, tràn xuống  đồng bằng, trở nên khô nóng hì

Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì: Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh. ⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C. Tính ẩm: Các khối khí di

Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng đất trong trồng trọt

Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều ôxít sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa. Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và mở rộng đồng cỏ cho chăn nuôi Trong quá trình trồng trọt cần phải cải tạ

Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta.

Ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta: Tiêu cực: + Địa hình xâm thực mạnh gây ra các hiện tượng đất trượt, đá lở, lũ bùn đá, làm xói mòn rửa trôi bề mặt đất ⟶ đất trơ sỏi đá và kém màu mỡ. Tích cực: + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen

Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống: a Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Khó khăn: thời tiết thất thường

Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta.

a Địa hình Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.  + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.  + Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ bị ch

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa mùa đông: Thời gian hoạt động: từ tháng 1

Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào ?

Hệ quả giao tranh giữa các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.  Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Miền Nam: mùa mưa và mùa khô. Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ  có sự đối lập

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ?

Đất:  + Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.  + Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiề

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ?

Tính chất nhiệt đới của khí hậu cở nước ta được biểu hiện qua các chỉ số sau: + Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. + Trong năm, tất cả các địa phương đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. + Tổng lượng bức xạ nhận được lớn, cán cân bức xạ quanh năm

Vì sao địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh ?

Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh là do: Địa hình có độ cao và độ dốc lớn. Tác động của yếu tố khí hậu. Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ. Nhiều khu vực đồi núi bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị căt xẻ đ

Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên ?

Sông ngòi dày đặc: Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc, phần lớn sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam và

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 9 - 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Địa lí lớp 12 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!