Bài 28-29. Sự sôi - Vật lý lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 28-29. Sự sôi được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Giải bài 28-29.5 Trang 79- Sách bài tập Vật lí 6

1. Từ phút 0 đến phút thứ 5 nước ở thể rắn.     Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25 nước ở thể lỏng và hơi. 2. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10 nước ở thế rắn, lỏng và hơi.     Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30 nước ở thể lỏng và hơi. 3. Quá trình nóng chảy diễn ra từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.     Quá trình

Giải bài 28-29.6 Trang 80- Sách bài tập Vật lí 6

HƯỚNG DẪN: Vẽ trụ nằm ngang là trụ thời gian phút. Vẽ trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ^0C. Nhiệt độ sôi của một số chất: nước 100^0 C, rượu 78^0 C,... GIẢI: 1. Đường biểu diễn: 2. Từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 nhiệt độ của chất lỏng này không thay đổi mặc dù vẫn đun: chất lỏng đang sôi. 3. C

Giải bài 28-29.7 Trang 80- Sách bài tập Vật lí 6

HƯỚNG DẪN: Những chất có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 25^0C thì tồn tại ở thể rắn. Những chất có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 25^0C nhưng nhiệt độ sôi lớn hơn 25^0C thì tồn tại ở thể lỏng. Những chất có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 25^0C thì tồn tại ở thể khí hay hơi. GIẢI: 1. Chất có nhiệt độ sôi cao n

Giải bài 28-29.8 Trang 81- Sách bài tập Vật lí 6

     Đun nước tới khi nước reo thì chỉ có nước ở lớp phái dưới nóng lên nước ở lớp phía trên chưa nóng. Do đó, các bọt khí từ đáy cốc sẽ nhẹ đi và nổi lên. Càng nổi lên các bọt khí này sẽ càng bị co lại do ở trên lạnh, mặt khác một phần hơi nước có trong bọt khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước. Chí

Giải bài 28-29.9 Trang 81- Sách bài tập Vật lí 6

Chọn B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Giải câu 1 Trang 84- Sách giáo khoa Vật lí 6

Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng với cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau. Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.

Giải câu 1 và câu 2 Trang 87- Sách giáo khoa Vật lí 6

Học sinh tự làm.

Giải câu 2 Trang 84- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Ta thấy hiện tượng mặt ngoài của cốc thí nghiệm cốc nước đá có những giọt nước đọng lại, còn cốc đối chứng không có hiện tượng này.

Giải câu 3 Trang 84 - Sách giáo khoa Vật lí 6

Không, vì cốc thủy tinh không thấm nước.

Giải câu 3 Trang 87- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Ở 100^0C xảy ra hiện tượng các bọt khí từ đáy nồi nổi lên mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều nước sôi.

Giải câu 4 Trang 84 - Sách giáo khoa Vật lí 6

     Do không khí có chứa hơi nước nên lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc chứa nước đá bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước bám ngoài thành cốc.

Giải câu 4 Trang 87- Sách giáo khoa Vật lí 6

Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.

Giải câu 5 Trang 84- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Theo kết quả nhận xét từ C1 đến C4 cho thấy dự đoán của ta về sự ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi là đúng.

Giải câu 5 Trang 87- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Trong cuộc tranh luận của Bình và An thì Bình đúng và An sai. Vì trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không tăng.

Giải câu 6 Trang 84- Sách giáo khoa Vật lí 6

Hai ví dụ về sự ngưng tụ: Sương: Do không khí có chứa hơi nước, đếm xuống nhiệt độ hạ thấp làm hơi nước trong không khí bị lạnh ngưng tụ thành sương. Mưa: Do những đám mây có chứa hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành mưa.

Giải câu 6 Trang 87- Sách giáo khoa Vật lí 6

a Nước sôi ở nhiệt độ 100^0C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b Trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Giải câu 7 Trang 84 - Sách giáo khoa Vật lí 6

     Vào ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí quanh lá cây ngưng tụ thành những giọt sương, nhiều giọt sương tụ lại trên lá tạo thành những giọt nước.

Giải câu 7 Trang 88- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Người ta chọn nhiệt độ sôi của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia độ vì hơi nước sôi ở nhiệt độ xác định 100^0C và trong suốt quá trình sôi hơi nước sôi không thay đổi nhiệt độ.

Giải câu 8 Trang 84- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi tiếp xúc xảy ra do đó rượu cạn dần, còn nếu nút kín thì mặt thoáng của rượu không thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi bị ngừng lại do đó rượu không cạn.

Giải câu 8 Trang 88- Sách giáo khoa Vật lí 6

     Để đo nhiệt của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ sôi của thủy ngân là 356^0C >100^0C nhiệt độ sôi của nước và không dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt độ sôi của rượu là 78^0C<100^0C nhiệt độ sôi của nước.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 28-29. Sự sôi - Vật lý lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!