Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học - Vật lý lớp 6

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài tập lí thuyết ôn tập chương 3 trang 89 SGK Vật lí 6

1. Phương pháp :    Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.   Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.   Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 2. Phương pháp : Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. LỜI GIẢI CHI TIẾT 1. Thể tí

Bài tập ô chữ về sự chuyển thể trang 91 SGK Vật lí 6

HÀNG NGANG 1. Nóng chảy 2. Bay hơi 3. Gió 4. Thí nghiệm 5. Mặt thoáng 6. Đông đặc 7. Tốc độ HÀNG DỌC : Nhiệt độ

Bài tập vận dụng ôn tập chương 3 trang 89, 90, 91 SGK Vật lí 6

1. Phương pháp : Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 3.  Phương pháp :   + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.  + Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. 5.  Phương pháp :   + Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ

Giải câu 1 Trang 89 phần I- Sách giáo khoa Vật lí 6

Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng.  Thể tích của hầu hết các chất giảm khi nhiệt độ giảm.

Giải câu 1 Trang 89 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

Chọn C. Rắn lỏng khí.

Giải câu 2 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

Giải câu 2 Trang 89 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

Chọn C. Nhiệt kế thủy ngân.

Giải câu 3 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

Khi đường ray xe lửa bị đốt nóng nó sẽ bị uốn cong biến dạng.

Giải câu 3 Trang 90 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

     Cần có chỗ uốn cong trên đường ống dẫn hơi để khi nhiệt độ tăng ống nở ra vào chỗ cong, như vậy lực lớn tạo ra do sự nở vì nhiệt của ống không bị ngăn cản và ống không bị bẻ gãy.      Khi lạnh đi ống co lại nên hai đầu ống xa nhau hơn.      Vẽ lại đoạn ống:

Giải câu 4 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

     Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng trong nhiệt kế thay đổi theo. Do đó nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.     Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ không khí.     Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người hay gia súc.     Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ sôi của

Giải câu 4 Trang 90 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

Với số liệu ở bảng 30.1 SGK trang 90 ta thấy: a Sắt có nhiệt độ nóng chảy cao nhất 1535^0C. b Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất 117^0C. c Để đo nhiệt độ 50^0C âm 50^0C có thể dùng nhiệt kế rượu vì rượu có nhiệt độ đông đặc 117^0C âm 117^0C thấp hơn nhiệt độ cần đo. Không thể dùng nhiệ

Giải câu 5 Trang 89- Sách giáo khoa Vật lí 6

Giải câu 5 Trang 91 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

     Bình đúng, An sai. Vì ở nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ của nước không thay đổi 100^0C dù có cho thêm củi vào thì nhiệt độ của nước cũng không tăng.

Giải câu 6 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

Các chất khác nhau đều nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định cho mỗi chất. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của mỗi chất.

Giải câu 6 Trang 91 phần II -Sách giáo khoa Vật lí 6

a Đoạn BC: Ứng với quá trình nước đá đang tan 0^0C.     Đoạn DE: Ứng với quá trình nước đang sôi 100^0C. b Đoạn AB: Nước tồn tại ở thể rắn nước đá.     Đoạn CD: Nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.

Giải câu 7 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

     Thí nghiệm cho thấy dù tiếp tục đun nóng suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không tăng ngoại trừ thủy tinh và hắc tín.

Giải câu 8 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

Các chất lỏng đều bay hơi ở mọi nhiệt độ. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng.

Giải câu 9 Trang 89 phần I -Sách giáo khoa Vật lí 6

Ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ. Đặc điểm: Sự bay hơi không chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng đang sôi mà còn xảy ra ngay cả trong lòng chất lỏng các bọt khí.

Giải câu Trò chơi ô chữ Tổng kết chương II -Sách giáo khoa Vật lí 6

Dòng 1: NÓNG CHẢY. Dòng 2: BAY HƠI. Dòng 3: GIÓ. Dòng 4: THÍ NGHIỆM. Dòng 5: MẶT THOÁNG. Dòng 6: ĐÔNG ĐẶC. Dòng 7: TỐC ĐỘ. NỘI DUNG TỪ HÀNG DỌC: NHIỆT ĐỘ.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học - Vật lý lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!