Đăng ký

Soạn tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn: giới thiệu và tổng quan

1,819 từ Soạn bài

Tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn: Tóm tắt và trả lời câu hỏi

     Tổng quan văn học Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận văn học hợp thành. Mỗi thể loại chúng đều phát triển theo từng thời kì khác nhau và góp phần vào kho tàng văn chương của nước nhà. Bên cạnh đó, các thể loại văn học đã gắn liền với đời sống con người mỗi ngày, đặc biệt là văn học dân gian. 

Văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng đã thể hiện đậm nét tâm tư tình cảm của con người Việt qua bao thế hệ. 

 Sơ đồ tổng quan văn học Việt Nam ngữ văn 10- CungHocVui

Sơ đồ tổng quan văn học Việt Nam ngữ văn 10

Tổng quan văn học Việt Nam

     Tổng quan văn học Việt Nam bao gồm: 

  • Văn học dân gian: Được sử dụng và lưu truyền qua bao thế hệ, gắn liền với đời sống nhân dân và do nhân dân sáng tác. Các thể loại của văn học dân gian như truyền thuyết, cổ tích, ca dao tục ngữ, câu đố…

  • Văn học viết: Được ra đời và hoàn thiện từ khi đất nước ta bắt đầu có chữ viết, do tầng lớp tri thức sáng tác và được biểu hiện dưới dạng văn bản. 

    Nhìn chung, văn học Việt Nam đã trải qua hai thời đại lớn đó là văn học hiện đại và văn học trung đại. Mỗi thời đại đều nằm trong bối cảnh, sự phát triển khác nhau nhưng đều thể hiện được tâm tư tình cảm, các giá trị của văn hóa, đạo đức...qua hình ảnh con người Việt Nam. 

Soạn tổng quan về văn học Việt Nam ngắn gọn, đủ ý- CungHocVui

Sơ đồ về văn học Việt Nam

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Soạn tổng quan về văn học Việt Nam ngắn gọn, đủ ý- CungHocVui

Văn học dân gian gắn liền với đời sống con người 

Văn học dân gian có những đặc trưng nào?

  • Văn học dân gian có tính truyền miệng: Lực lượng sáng tác của văn học dân gian chính là nhân dân và bắt nguồn từ đời sống hằng ngày nên sẽ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác. 

  • Văn học dân gian có tính tập thể: Văn học dân gian góp phần vào kho tàng văn học Việt Nam nói chung tạo nên những giá trị đẹp đẽ. Do đó mà văn học dân gian là tài sản chung của dân tộc Việt Nam. Một người khởi xướng và sau đó những người khác sẽ lưu giữ và thay đổi để cho tác phẩm dân gian được hoàn thiện về mọi mặt.

  • Văn học dân gian có tính thực hành: Văn học dân gian gắn liền với đời sống con người và cũng là nguồn cảm hứng dạt dào cho họ. Văn học dân gian đã phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như đời sống văn hóa dành cho con người.

Thể loại của văn học dân gian Việt Nam

  • Thần thoại: Giới thiệu về các vị thần nhằm mục đích giải thích về các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội và khát khao chinh phục được nó. Có thể kể đến thần thoại Mặt Trời, thần thoại Mặt Trăng…

  • Truyền thuyết: Kể lại các nhân vật và sự kiện lịch sử quan trọng và thể loại này có yếu tố kì ảo. Có thể kể đến truyền thuyết Thánh Gióng, Lạc Long Quân - Âu Cơ…

  • Sử thi: Các nhân vật trong sử thi đều mang ý chí, sức mạnh, niềm tin chiến thắng. Sử thi kể lại những sự kiện hay biến cố trong đời sống cộng đồng. Có nhiều loại sử thi của các dân tộc khác nhau chẳng hạn “Đẻ đất đẻ nước”...

  • Cổ tích: Nhắc về các nhân vật đại diện cho con người về những ước mơ, hoài bão, và khao khát chiến thắng, giành lại sự công bằng và đấu tranh giữa thiện - ác, tốt - xấu. Chẳng hạn như truyện cổ tích Tấm Cám…

Xem thêm:

Soạn tổng quan văn học dân gian đầy đủ ý nhất

  • Ngụ ngôn: Mang ngụ ý sâu sắc, mượn những điều xung quanh trong cuộc sống nhằm đưa ra lời khuyên cho con người. 

  • Truyện cười: Mang đến tiếng cười cho con người, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu trong đời sống.

  • Tục ngữ: Câu ngắn gọn xúc tích, thể hiện kinh nghiệm nhân dân trong đời sống hằng ngày.

  • Ca dao: Diễn tả đời sống, tâm tư tình cảm của nhân dân, ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.

  • Câu đố: Đưa ra những gợi ý hay miêu tả những sự vật hiện tượng để người nghe đưa ra đáp án nhằm rèn luyện tư duy cho bản thân.

  • Vè: Kể lại những sự kiện diễn ra trong đời sống và có ý thông báo đến với mọi người.

  • Truyện thơ: Khát vọng có được cuộc sống tự do và phản ánh thân phận của những người nghèo.

  • Chèo: Ca ngợi và phê phán mọi điều trong cuộc sống, là sự kết hợp giữa trữ tình và trào lộng.

Giá trị đẹp đẽ của văn học dân gian

  • Văn học dân gian góp phần vào kho tàng văn học Việt Nam và có giá trị vô cùng sâu sắc. Nó mang đến cho con người tri thức và các giá trị nhân văn vô cùng đẹp đẽ.

  • Văn học dân gian giúp hình thành và phát triển con người Việt Nam ở nhiều khía cạnh, làm giàu và làm đẹp cho tâm hồn người Việt.

     Hy vọng với bài viết trên đây, một số khái quát về tổng quan văn học Việt Nam cũng như phần soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam của CungHocVui sẽ giúp bạn nắm rõ kiến thức, vận dụng vào bài học thật tốt.  



 

shoppe