Đăng ký

Lý thuyết Sự ăn mòn kim loại chi tiết nhất

Bài 21 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là một phần lý thuyết trong chương II nghiên cứu về Kim loại của Hóa học 9. Cunghocvui mời các bạn tham khảo bài viết về lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm sự ăn mòn kim loại hóa 9 chi tiết và đầy đủ nhất. Mong với bài tham khảo này, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về bản chất của sự ăn mòn kim loại!

A. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?

1. Sự ăn mòn kim loại là gì?

sự ăn mòn kim loại

Hình ảnh về sự ăn mòn kim loại

- Trong điều kiện môi trường bình thường, kim loại hay hợp kim bị hủy hoại, phá hỏng bởi sự phản ứng của hóa học thì được gọi là sự ăn mòn kim loại.

- Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại là do trong môi trường tự nhiên như đất, nước hay không khí, kim loại hoặc hợp kim phản ứng với những chất mà nó tiếp xúc.

- Sự ăn mòn kim loại không phải là sự khử kim loại.

2. Các yếu tố chi phối đến sự ăn mòn kim loại.

- Thành phần của môi trường mà kim loại tiếp xúc chi phối đến yếu tố hiện tượng ăn mòn kim loại có xảy ra hay không và nếu có xảy ra thì xảy ra với tốc độ nhanh hay chậm.

ảnh hưởng của các chất môi trường đến ăn mòn

- Nhiệt độ của môi trường bên ngoài tác động vào sẽ làm quá trình ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

3. Một số biện pháp để bảo vệ đồ vật khỏi sự ăn mòn kim loại

Một số biện pháp để bảo vệ đồ vật khỏi sự ăn mòn của kim loại, bao gồm:

- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường mà kim loại dễ bị ăn mòn bằng một số biện pháp như bôi dầu mỡ, sơn phủ, mạ,... lên trên bề mặt của các đồ vật làm từ kim loại. Bởi khi thực hiện những phương pháp này, các chất dầu mỡ hay sơn phủ sẽ bám rất chắc vào đồ vật, từ đó kim loại sẽ không bị ăn mòn. 

một số biện pháp bảo vệ đồ vật khỏi sự ăn mòn kim loại

- Sản xuất ra một số loại hợp kim có khả năng ít bị ăn mòn bởi môi trường bên ngoài.

Ví dụ về sự ăn mòn kim loại: Khi người ta sản xuất đồ vật bằng các kim loại như là Crom, Niken thì sẽ trộn vào đó một lượng thép với tác dụng là độ bền của thép với môi trường sẽ tăng hơn.

B. Bài tập về sự ăn mòn kim loại

Câu 1: Hiện tượng ăn mòn kim loại thuộc hiện tượng nò trong các hiện tượng sau đây:

A. Hiện tượng vật lý

B. Hiện tượng hóa học

C. Đồng thời là cả hai hiện tượng vật lý và hóa học 

D. Không là hiện tượng nào trong hai hiện tượng vật lý và hóa học.

Câu 2: Trong các môi trường sau đây, môi trường nào khiến tốc độ ăn mòn sắt diễn ra một cách nhanh chóng:

A. Môi trường không khí khô

B. Môi trường nước cất trong điều kiện khí oxi không bị hòa tan

C. Môi trường nước trong điều kiện khí oxi bị hòa tan

D. Môi trường dung dịch của muối ăn

Câu 3: Trong các cách làm sau, cách làm nào khiến tốc độ ăn mòn kim loại diễn ra nhanh hơn:

A. Trên bề mặt của kim loại được phủ một lớp dầu mỡ 

B. Các đồ vật được làm từ kim loại được đặt ở vị trí trong môi trường khô ráo và thoáng mát.

C. Trên bề mặt của kim loại được phủ một lớp sơn

D. Kim loại được ngâm trong điều kiện môi trường nước muối

Câu 4: Trong các môi trường sau đây, môi trường nào không ăn mòn kim loại nhôm?

A. Môi trường dung dịch axit 

B. Môi trường dung dịch bazơ

C. Môi trường không khí tự nhiên

D. Môi trường dung dịch muối

Câu 5: Bởi natri là một kim loại có tính hoạt động mạnh nên sẽ rất dễ bị ăn mòn với tốc độ nhanh chóng trong điều kiện môi trường thích hợp. Để ngăn lại hiện tượng ăn mòn đó, người ta sẽ dùng biện pháp là:

A. Phương pháp cho kim loại natri vào môi trường nước

B. Phương pháp cho kim loại natri vào môi trường dầu hỏa

C. Phương pháp cho kim loại natri vào môi trường rượu etylic

D. Phương pháp cho kim loại natri vào môi trường dung dịch \(H_{2}SO_{4}\) loãng

Câu 6: Các vật mà trong thành phần cấu tạo có gang thì trong điều kiện môi trường dễ bị ăn mòn, trên bề mặt của vật được làm bằng gang đó tồn tại một lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ. Lớp gỉ sắt màu nâu đỏ đó là:

\(A. Fe_{3}O_{4}\)

\(B. Fe_{2}O_{3}.nH_{2}O\)

\(C. Fe(OH)_{2}\)

D. Một hỗn hợp bao gồm hai chất là \(FeO\) và \(Fe_{2}O_{3}\)

Câu 7: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào không chi phối sự ăn mòn kim loại?

A. Nhân tố môi trường

B. Nhân tố các yếu tố cấu thành của kim loại

C. Nhân tố nhiệt độ 

D. Nhân tố áp suất

Câu 8: Cho các nhận định sau:

- Dòng điện một chiều sẽ không xuất hiện trong hiện tượng ăn mòn hóa học.

- Ăn mòn hóa học không bao giờ xảy ra đối với các kim loại tinh khiết

- Xét theo bản chất, một trong những dạng của ăn mòn điện hóa là ăn mòn hóa học

- Ăn mòn hóa học thực chất là hoạt động của quá trình oxi hóa khử

Số nhận xét đúng trong các nhận xét trên là:

A. 1 

B. 2 

C. 3 

D. 4

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D D C B B D B

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa bài 21 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Với bài viết sự ăn mòn kim loại hóa 9, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn những thông tin đầy đủ nhất về bản chất của sự ăn mòn kim loại và tác hại của sự ăn mòn kim loại. Nếu có đóng góp gì cho bài viết sơ đồ tư duy sự ăn mòn kim loại, các bạn hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe