Đăng ký

Lý thuyết căn bản về "Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"

2,103 từ

1.            Cuộc đời và sự nghiệp
-              Lí Bạch (701-762) tự là Thái Bạch, quê gốc ở Thành Kỉ, Lũng Tây (nay thuộc Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc). Từ lúc mới sinh ra cho tới khi cuối đời, cuộc đời Lí Bạch phiêu du khắp mọi miền đất nước.
-              Ông sinh ra ở Đột Quyết (nay là Áp-ga-ni-xtan)
-                  Từ năm 5 đến 25 tuổi sinh sống và học tập ở đất Thục (nay là Tứ Xuyên).
-              27 tuổi lấy vợ ở Hồ Bắc.
-              41 tuổi (năm Thiên Bảo đầu tiên - 742) làm Cung phụng hàn làm ở Trường An.
 
-              Sau loạn An - Sử ông bị dày di Dạ Lăng nhưng trên đường đi thì bị bệnh mất ở nhà người chú tại huyện Đương Đồ, tinh An Huy.
-              về sự nghiệp, ông để lại hơn 1000 bài thơ.
-              Nội dung thơ Lí Bạch phong phú, chủ đề thể hiện sự khát khao vươn tới lí I ướng cao cá.
-              Phong cách thơ ông tinh tế mà phóng khoáng, giản dị tự nhiên mà vẫn rất lãng mạn.
-              Hành trình thư cua L1 Bạch cũng là hành trình đi cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người.

2.            Lầu Hoàng Hạc
-              lầu Hoàng Hạc là một địa danh rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Rất nhiều tao nhân mặc khách đã viếng thăm nơi đây và để lại nhiều thi phẩm bất hủ trong dó có bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.
3.            Nhân vật được đề cập đến trong bài thơ
-              Mạnh Hạo Nhiên (689-740), cũng là nhà thơ đời Đường, quê ở Tương Châu, nay thuộc Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc. Ông là một trong số ít những nhà thơ không làm quan đời Đường. Cũng như Vương Duy, thơ ông thuộc phái sơn thủy, phong cách thơ tự nhiên bình dị nhưng cũng không kém phần tao nhã và tinh tế. Thơ Mạnh Hạo Nhiên hiện còn 271 bài.
-              Lí Bạch Mạnh tuy kém Hạo Nhiên 12 tuổi nhưng họ là đôi bạn văn chương thân thiết. Mối tâm giao của họ đã trở nên nổi tiếng đương thời và trở thành bất hủ khi Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ra đời.
-              Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là bài thơ thuộc thi phái “tống biệt”. Đây là một đề tài rất phổ biến trong thơ Đường. Các nhà thơ Đường rất coi trọng tình bạn. Họ đã để lại cho đời những vần thơ bất hủ về tình bằng hữu:
Ở đời biết nhau quý Cứ gì bạc với tiền
(Tặng bảng hữu, Lí Bạch)
Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm
Thế gian tri kỉ thật khó tìm

4.            Bối cảnh cuộc đưa tiễn
-              Địa điểm: trên sông Trường Giang, phía Tây lầu Hoàng Hạc.
-              Thời gian: tháng ba, mùa hoa khói.
-              Nơi đến: Quáng Lảng, một địa danh thuộc thành Dương Châu, nơi phồn 
hoa đô hội nổi tiếng đời Đường.
-              Địa điểm tiễn đưa là lầu Hoàng Hạc, ở lầu cao trên đỉnh núi. Địa điểm này mang tính truyền thống của thơ Đường: "đăng cao viễn vọng”. Lí Bạch đứng trên lầu cao để có thể dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên, người bạn thân thiết đi đến một miền đất mới xa xôi.
5.            Nhãn tự của bài thơ
-              Hai chữ “cô” và "duy”.
-              ổiữa mùa xuân thanh bình này hẳn trên sông thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy {duy kiến) một cánh buồm cô đơn (cô phàm) của cố nhân. Bài thơ về đề tài tống biệt, lại không có một từ nào nhắc đến tình bạn nhưng chi bằng hai từ nhãn tự, tấm lòng tri kỉ của thi nhân đối với bạn đã lưu danh hậu thế.

6.            Nội dung
-              Hai câu đầu: khung cảnh buổi đưa tiễn. Cảnh trong hai câu thơ rất tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh trong thơ Đường: nhà thơ thường sử dụng thủ pháp phác hoạ (gợi chứ không tả) của hội họa Trung Quốc.
-              Hai câu cuối: tình cảm người đưa tiễn. Hai câu thơ này không xuất hiện hình ảnh người tiễn nhưng luôn có ánh mắt dõi theo người đi. Qua đó chúng ta thấy hiện lên cả lộ trình của người đi, cánh buồm xa dần, xa dần rồi biến mất trong khoảng trời nước mênh mông.

7.            Nhan đề bài thơ
-              Thông thường nhan đề của một bài thơ Đường rất ngắn, ví dụ: Khuê oán, Hoàng Hạc lâu, Tinh dạ tứ... Bài thơ này chỉ có 28 chữ mà nhan đề dài đến 10 chữ.
-              Có lẽ phải như thế mới biểu đạt được tình cảm sâu sắc của con người giữa không gian bát ngát, bao la: Hoàng Hạc lâu, thi nhân - Mạnh Hạo Nhiên, Quảng Lăng.

8.            Cách thể hiện “ý tại ngôn ngoại” trong thơ Đường của bài thơ
-              "Ý ở ngoài lời” thể hiện trong bài thơ bằng 28 chữ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ. Đó là nỗi buồn cô đơn, thương nhớ trong li biệt. Bài thơ thể hiện một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp đẽ và cảm động.
-              Bài thơ có giá trị phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt (tiễn biệt) và ức hữu (nhớ bạn).
-              Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhận gợi cảm, hàm súc.

Xem thêm >>> Vẻ đẹp của hình tượng "li khách" trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về kiến thức bài "Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" của Lý Bạch. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3

shoppe