Đăng ký

Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Hóa học 9

Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn những kiến thức lý thuyết về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở việt nam, so sánh dầu mỏ và khí thiên nhiên, làm bài tập dầu mỏ và khí thiên nhiên,...

A. Lý thuyết

I. Dầu mỏ

1. Tính chất vật lý

- Trạng thái: chất lỏng sánh

- Màu sắc: nâu đen

- Ở trong nước dầu mỏ không tan và nhẹ hơn nước.

- Trạng thái tự nhiên: Có trong lòng đất và nơi tập trung nhiều dầu mỏ được gọi là mỏ dầu

2. Thành phần

Dầu mỏ gồm có ba lớp:

- Lớp khí có thành phần chính là khi metan, chiếm khoảng 75%

- Lớp dầu là hỗn hợp tự nhiên của nhiều hiđrocacbon khác nhau

- Lớp nước mặn

3. Cách khai thác dầu mỏ

các thành phần của mỏ dầu và cách khai thác

(Thành phần của mỏ dầu và cách khai thác)

- Bước 1:

  • Người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ.
  • Ở trường hợp nếu lượng dầu giảm thì người ta phải dùng bơm hút dầu lên (hoặc cũng có thể là bơm nước xuống để đẩy dầu lên) do lượng lượng dầu giảm thì áp suất khí cũng giảm.

- Bước 2:

  • Người ta sẽ sử dụng một tháp chưng cất, tháp này sẽ được sử dụng để đưa dầu thô sau khi đã đi khai thác vào.
  • Ở tháp chưng cất ta sẽ thấy có những ống dẫn các sản phẩm khác nhau, lí do có điều này là ở từng mức nhiệt độ khác nhau sẽ cho các sản phẩm khác nhau.

4. Sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ

sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

- Ở nhiệt độ 500 độ C chúng ta thu được sản phẩm là nhựa đường.

- Ở nhiệt độ dưới 500 độ C một chút chúng ta sẽ thu được sản phẩm là dầu mazut chủ yếu phục vụ cho tàu biển

- Ở nhiệt độ 340 độ C chúng ta thu được sản phẩm là dầu điêzen phục vụ cho nhu cầu đi lại của các phương tiện đường bộ như: ô tô, xe máy, xe bus,...

- Ở nhiệt độ 250 độ C chúng ta thu được sản phẩm là dầu lửa dùng để thắp đèn cầy.

- Ở nhiệt độ 65 độ C chúng ta thu được sản phẩm là xăng phục vụ cho nhu cầu đi lại của các phương tiện và khí đốt phục vụ cho nhu cầu như gas.

II. Khí thiên nhiên

khí thiên nhiên

a) Hàm lượng metan có trong khí thiên nhiên

b) Hàm lượng metan có trong dầu mỏ

- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm ở dưới lòng đất.

- Thành phần của khí thiên nhiên chủ yếu là metan, chiếm 95%

- Để khai thác khí thiên nhiên người ta sẽ khoan xuống mỏ khí. Do áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất của khí quyển nên khí sẽ tự phun lên.

- Khí thiên có vai trò quan trọng vì nó là nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ trong đời sống và trong công nghiệp

III. So sánh dầu mỏ và khí thiên nhiên

sơ đồ dầu mỏ và khí thiên nhiên

(Sơ đồ dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam)

- Ưu điểm

  • Dầu mỏ và khí thiên nhiên đều là những nguyên liệu quý trong đời sống và trong công nghiệp
  • Nơi tập trung chủ yếu dầu mỏ và khí thiên nhiên nằm ở vùng thềm lục địa phía Nam
  • Sản lượng khai thác dầu ở Việt Nam qua các năm tăng liên tục, các mỏ dầu chủ yếu là Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Rồng,...
  • Lượng lưu huỳnh có trong dầu mỏ ở nước ta có hàm lượng thấp nên rất tốt.

- Nhược điểm

  • Dầu mỏ có hàm lượng parafin cao nên dầu mỏ dễ bị đông đặc
  • Các hoạt động khai thác, chế biến dầu, khí thiên nhiên rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ. Vậy nên nhà nước ta đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt, buộc phải tuân thủ khi sản xuất và vận chuyển dầu mỏ và khí thiên nhiên.

B. Làm bài tập dầu mỏ và khí thiên nhiên

Câu 1: Đâu là phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

A. Dầu mỏ là một hợp chất đơn giản gồm có hai nguyên tố chính là Cacbon và Hiđro

B. Dầu mỏ là một đơn chất và sôi ở nhiệt độ xác định

C. Dầu mỏ chỉ sôi ở nhiệt độ đã xác định

D. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon

=> Đáp án đúng: D

Câu 2: Trong dầu mỏ, loại khí nào chiếm 75%?

A. Etan

B. Metan

C. Butan

D. Penta

=> Đáp án đúng: B

Câu 3: Xăng dầu được điều chế từ dầu thô ở nhiệt độ 250 độ C, vậy khi cháy thì người ta dùng cách nào sau đây để dấp?

A. Phủ cát vào ngọn lửa

B. Phun nước vào ngọn lửa

C. Dùng chăn khô trùm lên ngọn lửa

D. Tất cả đều đúng

=> Đáp án đúng: A

Câu 4: Hiện nay ô nhiễm là vấn đề nghiêm trọng, vậy nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí là gì?

A. Do quá trình đốt cháy các nhiên liệu: xăng, dầu, than đá

B. Do sử dụng nhiên liệu chất lượng kém trong quá trình đun nấu và sử dụng lò sưởi

C. Do quá trình vận hành các động cơ xe máy, xe cơ giới,... từ xăng, dầu

D. Tất cả đều đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 5: Nói dầu mỏ không có nhiệt độ sôi chính xác bởi vì?

A. Dầu mỏ không tan trong nước

B. Dầu mỏ nhẹ hơn nước

C. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon

D. Dầu mỏ là chất sánh lỏng

=> Đáp án đúng: C

Câu 6: Sử dụng phương pháp nào để chưng cất dầu mỏ?

A. Chưng cất dưới áp suất cao

B. Chưng cất dưới áp suất thường

C. Chưng cất dưới áp suất thấp

D. Giai đoạn 1 chưng cất bằng áp suất cao, chuyển sang giai đoạn 2 thì chưng cất bằng áp suất thấp.

=> Đáp án đúng: B

Câu 7: Đâu là phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

A. Nhà máy lọc dầu thực chất là nhà máy loại bỏ các tạp chất có trong dầu mỏ

B. Nhà máy lọc dầu là nhà máy sản xuất chủ yếu, có thể là duy nhất nhựa đường.

C. Nhà máy lọc dầu là nhà máy sản xuất chất lỏng sánh

D. Nhà máy lọc dầu là nhà máy chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm khác nhau ở từng nhiệt độ khác nhau

=> Đáp án đúng: D

Câu 8: Vì sao người ta không biểu diễn công thức chính xác của dầu mỏ?

A. Bởi vì dầu mỏ là hỗn hợp nhiều chất hữu cơ

B. Bởi vì chưa xác định được công thức

C. Bởi vì dầu mỏ là hợp chất hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon

D. Bởi vì dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều hợp chất vô cơ

=> Đáp án đúng: C

Câu 9: Ở nước ta dầu mỏ có đặc điểm gì?

A. Nhiều parafin và nhiều hợp chất lưu huỳnh

B. Ít parafin và lít lưu huỳnh

C. Ít parafin và nhiều hợp chất lưu huỳnh

D. Nhiều parafin và ít lưu huỳnh

=> Đáp án đúng: D

Câu 10: Phát biểu sai khi nói về dầu mỏ?

A. Trong dầu mỏ không chứa các chất vô cơ

B. Dầu mỏ là hỗn hợp lỏng sánh, màu sẫm, có mùi đặc trưng

C. Dầu mỏ nhẹ hơn nước và không tan trong nước

D. Dầu mỏ là hỗn hợp gồm nhiều các loại hiđrocacbon khác nhau

=> Đáp án đúng: a

Câu 11: Thành phần chính chiếm đa số trong khí thiên nhiên và dầu mỏ là gì?

A. CO

B. Hiđro

C. Etan

D. Metan

=> Đáp án đúng: D

Câu 12: Đâu là phát biểu chính xác nhất khi nói về khí thiên nhiên và dầu mỏ

A. Giống nhau hoàn toàn về tính chất vật lý

B. Giống nhau hoàn toàn về tính chất hóa học

C. Có hàm lượng metan bằng nhau

D. Giống nhau về thành phần nhưng khối lượng khác nhau

=> Đáp án đúng: D

Câu 13: Khí đồng hành là tên gọi khi nói về loại khí nào sâu đây?

A. Khí dầu mỏ

B. Khí núi lửa

C. Khí lò cao

D. Khí thiên nhiên

=> Đáp án đúng: A

Câu 14: Dầu mỏ có bao nhiêu lớp tất cả?

A. 3

B. 2

C. 1

D. 0

=> Đáp án đúng: A

Câu 15: Trên thời sự có những ngày đưa tin về sự cố tràn dầu do chìm tàu, người ta nói đó là thảm họa môi trường bởi vì?

A. Dầu không tan được trong nước

B. Do là hỗn hợp của các hợp chất hiđrocacbon khác nhau nên dầu có nhiệt độ khác nhau

C. Do dầu nhẹ hơn hước, nổi trên mặt nước cản trở sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết

D. Do dầu không tan trong nước dẫn đến sẽ nổi dầu trên mặt nước, gió và sóng sẽ cuốn dầu đi xa dẫn đến khó xử lý

=> Đáp án đúng: C

Câu 16: Từ dầu mỏ người ta thu được nhựa đường, xăng dầu, dầu điezen,... thì người ta đã dùng các phương nào để điều chế?

A. Chưng cất dầu thô

B. Sử dụng phương pháp cracking nhiệt

C. Lặng lọc

D. A và B đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 17: Tại sao dầu mỏ nước ta lại dễ dàng bị đông đặc?

A. Do có phần lớn là khí metan

B. Do có ít lưu huỳnh

C. Do có nhiều parafin

D. B và C đúng

=> Đáp án đúng: C

Câu 18: Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% \(CH_4\), 2% \(N_2\), 2% \(CO_2\) về số mol. Hãy tính thể tích khí \(CO_2\) khi thải vào không khí?

A. 100 lít

B. 98 lít

C. 96 lít

D. 94 lít

=> Đáp án đúng: B

Câu 19: Một khí thiên nhiên chứa 90% \(CH_4\), 3% \(N_2\), 3% \(CO_2\), 4% \(C_2H_6\) về thể tích. Hỏi rằng để có thể đốt cháy được 1\(m^3\) khí thiên nhiên trên thì thể tích của không khí cần dùng bằng bao nhiêu?

A. 9700 lít

B. 9600 lít

C. 1940 lít

D. 194 lít

=> Đáp án đúng: A

Câu 20: Khí thiên nhiên Y chứa 85% metan, 10% etan, 2% Nitơ và 3% khí Cacbonic. Hãy tính phân tử khối trung bình của khí thiên nhiên?

A. 20,48

B. 18,48

C. 17,48

D. 15,48

=> Đáp án đúng: B

Xem thêm >>> Giải bài tập hóa dầu mỏ và khí thiên nhiên - SGK

Trên đây là những kiến thức lý thuyết về dầu mỏ và khí thiên nhiên mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, mong rằng qua bài viết bạn có thể biết được các ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên trong đời sống và công nghiệp hiện nay. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe