Đăng ký

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

1,253 từ Cảm nhận
Đề bài

Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Hướng dẫn giải

-Giới thiệu hình tượng những con người khổ đau, cô độc trong văn học: Xuất hiện không ít trong lịch sử văn chương Việt Nam: Chị Dậu, lão Hạc, …

-Nhưng có thể, Chí Phèo trong một tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, ta ngỡ ngàng nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người

1.Chí Phèo bản chất là một người nông dân lương thiện

-Chí Phèo vốn là một người nông dân với nhiều phẩm chất tốt đẹp:

    + Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm ăn chân chính

    + Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…⇒ Chí Phèo là một người lương thiện.

    + Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức về nhân phẩm.

⇒ Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu

- Sau này, khi gặp Thị Nở, sự lương thiện lại một lần nữa quay lại trong Chí:

    + Nhận biết được âm thanh cuộc sống: Tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ

    + Mong muốn được làm hòa với xã hội, mong muốn có một mai ấm gia đình với Thị Nở ⇒ ước muốn giản dị năm xưa quay trở lại với Chí Phèo

⇒Bản chất con người Chi luôn là một người lương thiện

2.Chí Phèo là một người cô độc

-Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có

-Chí Phèo xuất hiện ngay đầu tác phẩm vơi hành động đã khiến người ta kho chịu: “Hắn vừa đi vừa chửi…” nhưng đằng sau tiếng chửi đó, Chi Phèo hiện lên là người cô độc

-Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên:

    + Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi

    + Đằng sau đó thấy Chí Phèo la nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường

-Khi thức tỉnh sau khi bị ốm, Chi Phèo cảm nhận và hình dung ra tuổi già của mình với ốm đau và cô độc và nhấn mạnh cô độc là điều đáng sợ hơn cả ⇒ Bản thân Chí Phèo luôn là người cô độc nên mới ợ cô độc đến thế

3.Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch

•Bi kịch bị tha hóa: Sau khi bị Bá Kiến đẩy vào tù, sau khi ra tù:

- Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” ⇒ Chí Phèo đánh mất nhân hình.

- Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.

- Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Ba Kiến

⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực

•Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

    + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

    + Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:

    + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.

    + Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người

⇒Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đẩy vào bươc đường cùng

-Khái quát những nét tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo

-Khẳng định dù thời gian có trôi qua, hình tượng nhân vật Chí Phèo và tác phẩm cùng tên sẽ vẫn luôn sống mãi trong lòng độc giả: “Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách, vẫn ngày ngày vật lộn giữa trần ai” (Nguyễn Đức Mậu)

shoppe