Đăng ký

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

1. Ánh sáng của Mặt Trăng

Câu hỏi 1: Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Theo hình 44.1, Mặt Trăng không tự phát sáng, bởi vì ánh sáng của Mặt Trăng là được nhận từ Mặt Trời tại những góc khác nhau.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng

Gợi ý trả lời:

Chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng bởi vì Mặt Trăng nhận ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ xuống Trái Đất. 

2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng

Câu hỏi 1: Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết

Gợi ý trả lời:

  • Hình tròn

  • Hình khuyết

  • Hình bán nguyệt

  • Hình lưỡi liềm

  • Không trăng

Câu hỏi 2: Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy

Gợi ý trả lời: 

Theo hình 44.4, phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề Mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy:

  • Phần bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy là phần được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng. Khi đó, Mặt Trăng có sự thay đổi hình dạng theo những chu kỳ nhất định cùng với sự thay đổi vị trí tương đối của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

  • Phần bề Mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy: quỹ đạo Mặt Trăng có hình elip và có xu hướng nghiêng về mặt phẳng xích đạo của nó, vì thế chỉ cho pháp chúng ta thấy được 59% bề mặt Mặt Trăng từ Trái Đất. Tuy nhiên, phần nhìn thấy chỉ có một nửa tại bất kỳ vị trí và thời điểm nào.

Câu hỏi 3: Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3

Gợi ý trả lời: 

  • Vị trí 1: Trăng bán ngyệt đầu tháng

  • Vị trí 2: Trăng lưỡi liềm đầu tháng

  • Vị trí 3: Không trăng

  • Vị trí 4: Trăng lưỡi liềm cuối tháng

  • Vị trí 5: Trăng bán nguyệt cuối tháng

  • Vị trí 6: Trăng khuyết cuối tháng

  • Vị trí 7: Trăng tròn

  • Vị trí 8: Trăng khuyết đầu tháng

Sự tương ứng:

  • Vị trí 1 với 5

  • Vị trí 2 với 6

  • Vị trí 3 với 7

  • Vị trí 4 với 8

Câu hỏi 4: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng

Gợi ý trả lời: 

 

Trăng bán nguyệt đầu tháng

Trăng bán nguyệt cuối tháng

Giống nhau

Đều là trăng bán nguyệt

Khác nhau

Xuất hiện ở đầu tháng

Xuất hiện ở cuối tháng

Có sự lớn dần lên từ trăng bán nguyệt đầu tháng tại nửa được chiếu sáng của Mặt Trăng (hiện tượng Trăng tròn dần)

Từ trăng tròn dần đến bán nguyệt cuối tháng, phần chiếu sáng sẽ có tỷ lệ nhỏ dần (hiện tượng Trăng khuyết dần)

Câu hỏi 5: Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng

Gợi ý trả lời: 

Học sinh tự làm việc nhóm với nhau

Câu hỏi 6: Từ mô hình bên (hình 44.6), em hãy phát triển để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng

Gợi ý trả lời: 

Từ mô hình bên (hình 44.6), để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng, ta tiếp tục thực hiện việc khoét các lỗ đối diện với 4 lỗ đã được khoét.

Bài tập

Câu hỏi 1: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.

C. ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng không chiếu tới Trái Đất.

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Gợi ý trả lời: 

C. ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng không chiếu tới Trái Đất.

Câu hỏi 2: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Gợi ý trả lời: 

B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Câu hỏi 3: Chu kì của Tuần Trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì? 

Gợi ý trả lời: 

Cho biết Mặt Trăng cần 29,5 ngày để quay trở lại đúng vị trí nằm ngay giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Câu hỏi 4: Em hãy vẽ hình để giải thích hình ảnh nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối tháng

Gợi ý trả lời: 

Câu hỏi 5: Em hãy tìm hiểu về hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực. Hãy vẽ hình để giải thích các hiện tượng đó.

Gợi ý trả lời: 

Nhật thực: xảy ra khi Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng. Lúc này Mặt Trăng đang nằm ở giữa nên trên Trái Đất sẽ xuất hiện hiện tượng bóng tối hoặc 1 nửa bóng tối.

Nguyệt thực: xảy ra khi Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng. Lúc này Trái Đất đang nằm ở giữa nên trên Mặt Trăng sẽ xuất hiện hiện tượng bóng tối hoặc 1 nửa bóng tối.

Như vậy, đó là hướng dẫn chi tiết cách soạn bài KHTN lớp 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Ngoài ra, để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, đừng quên tham khảo các bài soạn tại Cùng Học Vui bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe