Đăng ký

Bài 2: Thư Trung thu

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài Bài 2: Thư Trung thu dưới đây. Hy vọng thông qua bài viết dưới đây có thể giúp các thầy cô và các em học sinh nắm được nội dung cũng như cách làm bài.

Phần khởi động

Chia sẻ với bạn về một món quà Trung thu mà em thích.

Gợi ý trả lời:

Một món quà Trung Thu mà em thích đó là chiếc đèn lồng mà ông nội làm cho em. Đó là chiếc đèn lồng vô cùng đẹp và độc nhất vô nhị với những đứa trẻ cùng xóm.

I. Bài đọc

Thư Trung thu

Gửi các cháu nhi đồng.

Mỗi năm, đến Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu. Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này:

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn,

Mặt các cháu xinh xinh,

Mong các cháu cố gắng,

Thi đua học và hành.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tùy theo sức của mình:

Để tham gia kháng chiến,

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng:

Cháu Bác Hồ Chí Minh!

Hôn các cháu.

Hồ Chí Minh

• Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược.

Trả lời câu hỏi

1. Bác Hồ nhớ đến ai vào dịp Tết trung thu?

Gợi ý trả lời:

Bác Hồ nhớ đến các cháu nhi đồng vào dịp Tết trung thu.

2. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nét của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết.

Gợi ý trả lời:

Từ ngữ chỉ đặc điểm và tính nết của các cháu nhi đồng trong đoạn thơ Bác viết là: ngoan ngoãn, xinh xinh, tuổi nhỏ.

3. Bác Hồ mong điều gì ở các cháu?

Gợi ý trả lời:

Bác Hồ mong các cháu cố gắng học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, để tham gia kháng chiến và gìn giữ hòa bình.

4. Em hiểu thêm về điều gì về Bác Hồ qua bức thư?

Gợi ý trả lời:

Em hiểu thêm về Bác Hồ qua bức thư rất yêu các cháu nhi đồng, và luôn mong các cháu trường thành thật tốt, giúp ích cho đất nước.

II. Viết

a. Nghe - viết : Thư Trung thu (từ Ai yêu đến hòa bình)

b. Chọn những bông hoa có từ ngữ viết đúng.

Gợi ý trả lời:

Những bông hoa có từ ngữ viết đúng là: khuỷu tay, suy nghĩ, khuy áo, nguy nga.

c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ chấm:

Gợi ý trả lời:

- Chữ l hoặc chữ n.

Mọi nỗi nhớ dần quên

Như sắc màu nâu nhạt

Sao tình thương nhớ Bác

Cứ ngày càng nhân lên?

Theo Đặng Hấn

- Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần).

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thô mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

Theo Tố Hữu

III. Tìm các từ ngữ có trong 5 điều Bác Hồ dạy ở ô chữ dưới đây:

Gợi ý trả lời:

Các từ ngữ có trong 5 điều Bác Hồ dạy là:

 

IV. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Đặt 2 - 3 câu kể về việc em và các bạn đã làm để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Gợi ý trả lời:

- Em và bạn đã cùng nhau học tập tham gia phong trào "đôi bạn cùng tiến".

- Bạn Minh đã nhận lỗi sai trước cả lớp.

b. Thay dấu ba chấm bằng từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì?

Gợi ý trả lời:

- Chúng em thi đua học tập tốt để làm gì?

- Chúng em tham gia Tết trồng cây để làm gì?

V. Nói và nghe

a. Bạn Tộ trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng nói thế nào khi được Bác Hồ chia kẹo?

Gợi ý trả lời:

Bạn Tộ trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng khi được Bác Hồ chia kẹo nói: Hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo ạ.

b. Nếu em là Tộ, em sẽ nói gì để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng khi được nhận kẹo của Bác Hồ?

Gợi ý trả lời:

Nếu em là Tộ, để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên và vui mừng khi được nhận kẹo của Bác Hồ em sẽ nói: "Thật ạ! Cháu sẽ được ăn kẹo ạ! Cháu cảm ơn Bác nhiều ạ"

VI. Nói viết về tình cảm với người em yêu quý

a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Trong bức ảnh được treo trang trọng ở lớp em, Bác Hồ đang nở nụ cười hiền từ. Cô giáo em kể, Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu. Qua lời cô kể, em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em.

• Đoạn văn viết về điều gì?

• Bác Hồ làm những việc gì cho các cháu thiếu nhi?

• Tình cảm của bạn nhỏ với Bác Hồ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- Đoạn văn viết về sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.

- Những việc mà Bác Hồ đã làm cho các cháu thiếu nhi là: Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi quay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu.

- Bạn nhỏ rất kính yêu Bác Hồ.

b. Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô dựa vào gợi ý:

- Thầy cô em tên là gì?

- Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?

- Tình cảm của em với thầy cô như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cô giáo chủ nhiệm lớp em là cô Lan. Cô có nụ cười hiền từ và giọng nói rất ấm áp. Hằng ngày, cô thường tới lớp dạy chúng em nhiều điều hay, lẽ phải. Giờ ra chơi, cô vẫn ở lại để hỏi han, quan tâm các bạn trong lớp. Cô còn dành những phần quà đặc biệt cho những bạn có sự tiến bộ trong lớp và động viên những bạn chưa có thành tích tốt. Em rất yêu quý cô, em hy vọng cô có thể dạy chúng em thật lâu.

Vận dụng chủ đề

1. Đọc một truyện về Bác Hồ:

a. Chia sẻ câu chuyện đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Gợi ý trả lời:

a. Gần đây em đã đọc truyện Chiếc rễ đa tròn

b. PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Tên truyện: Chiếc rễ đa tròn

- Tập truyện: Bác Hồ kính yêu

- Nhân vật: Bác Hồ

- Việc làm: uốn chiếc rễ tre thành vòng tròn rồi trồng xuống để sau này các cháu thiếu nhi có chỗ vui chơi.

=> Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các cháu thiếu nhi.

2. Thi đua em là cháu ngoan Bác Hồ.

a. Đọc Thư Trung thu của Bác Hồ cho người thân nghe.

b. Nói việc em đã thực hiện sau khi đọc Thư Trung thu Bác Hồ viết.

Gợi ý trả lời:

b. Sau khi đọc xong Thư Trung Thu Bác Hồ viết thì em cảm thấy thêm kính yêu và ngưỡng mộ Bác hơn. Dù cho trăm công nghìn việc, Bác luôn yêu thương và chăm lo đến các cháu thiếu nhi.

Trên đây là cách soạn Tiếng việt 2 Bài 2: Thư Trung thu thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe