Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-20...
- Câu 1 : Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là:
A. Ca đong và bình chia độ.
B. Bình tràn và bình chứa.
C. Bình tràn và ca đong.
D. Bình chứa và bình chia độ.
- Câu 2 : Giới hạn đo của bình chia độ là:
A. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
B. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình
- Câu 3 : Chuyển động của vật nào dưới đây không bị biến đổi ?
A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h.
C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
D. Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại.
- Câu 4 : Một bàn học dài khoảng 1m. Dùng thước nào có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.
B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.
C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm
- Câu 5 : Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó
- Câu 6 : Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:
A. Biến đổi chuyển động
B. Biến dạng
C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng
D. Không gây ra tác dụng gì
- Câu 7 : Trên hộp bánh có ghi 500g, con số đó cho biết:
A. Thể tích của hộp bánh.
B. Khối lượng của hộp bánh.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Khối lượng và sức nặng của hộp bánh.
- Câu 8 : Một bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Thả hòn đá vào mực nước dâng lên 83 cm3.Vậy thể tích hòn đá là:
A. 33 cm3
B. 133 cm3
C. 50 cm3
D. 83 cm3
- Câu 9 : Giới hạn đo của thước là độ dài:
A. giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. lớn nhất ghi trên thước.
C. ghi trên thước.
D. của thước
- Câu 10 : Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài:
A. giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. giữa hai vạch chia trên thước.
C. giữa vạch chia nhỏ nhất trên thước.
D. giữa vạch chia lớn nhất trên thước
- Câu 11 : Dụng cụ dùng để đo khối lượng là:
A. Ca đong.
B. Thước kẻ.
C. Bình chia độ
D. Cân đồng hồ
- Câu 12 : Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ?
A. Lực của vật nặng tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật.
B. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay.
C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
D. Lực nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.
- Câu 13 : Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực ?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
C. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
D. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.
- Câu 14 : Người ta sử dụng đơn vị nào để đo độ dài?
A. Kilôgam
B. Mét khối
C. Mét
D. Mét vuông
- Câu 15 : Một người bán dầu chỉ có một cài ca 0,5lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hành nào sau đây?
A. Khách cần mua 1,4 lít
B. Khách cần mua 3,3 lít
C. Khách cần mua 2,5 lít
D. Khách cần mua 3,7 lít
- Câu 16 : Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là
A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.;
B. Bình chia độ
C. Bình tràn.
D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.
- Câu 17 : Dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước và chìm trong nước.Ban đầu mực nước tròng bình là 14ml, sau khi bỏ vật rắn vào thì mực nước là 19ml. Thể tích của vật rắn này là?
A. 5ml
B. 14ml
C. 33ml
D. 19ml
- Câu 18 : Hai lít (l) bằng với
A. 2 mm3
B. 2 cm3
C. 2 dm3
D. 2 m3
- Câu 19 : Phát biểu nào sau đây về lực là sai?
A. Các lực trong tự nhiên đều có phương, chiều như nhau.
B. Mỗi lực trong tự nhiên đều có một phương xác định, một chiều xác định.
C. Mỗi lực chỉ tác dụng lên một vật duy nhất.
D. Hai lực tác dụng lên cùng một vật có thể mạnh như nhau hoặc khác nhau
- Câu 20 : Khi buồm căng gió chiếc thuyền buồm lướt nhanh trên mặt biển, lực nào sau đây không tham gia đẩy thuyền đi?
A. Lực của sóng biển
B. Lực của nước biển
C. Lực của gió
D. Lực kéo của người lướt ván tác dụng vào cột buồm ngang
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)