Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu cơ bản trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
A Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh sẵn sàng chiến đấu.
B Tăng cường khôi phục và phát triển nền kinh tế.
C Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
D Tăng cường đàn áp các phong trào đấu tranh trong nước.
- Câu 2 : Yếu tố khách quan nào dưới đây thúc đẩy nèn kinh tế Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
A Con người được coi là vốn quý nhất
B Vai trò quản lí, lãnh đạo của nhà nước
C Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài
D Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Câu 3 : Nét mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1973 đến 1991 là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước.
A Tây Âu
B Đông Âu
C Châu Á
D Châu Phi
- Câu 4 : Từ 1991 đến 2000, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
A tiếp tục duy trì sự liên minh với Liên Xô
B coi trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Âu.
C chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
D thiết lập quan hệ với khu vực Mĩ La tinh.
- Câu 5 : Nhận định nào dưới đây về Tây Âu từ 1991 đến năm 2000 là đúng?
A Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới
B Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
C Là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới
D Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Câu 6 : Nhận định nào dưới đây là đúng về tình hình các nước Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991?
A Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại
B Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi
C Quá trình “toàn cầu hóa” Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại
D Quá trình “toàn cầu hóa” Tây Âu trong khuôn khổ cộng đồng châu Âu diễn ra thuận lợi
- Câu 7 : Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về khu vực Đông Bắc Á?
A Là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
B Là khu vực rộng lớn nhất thế giới, dân số đông nhưng không giàu tài nguyên thiên nhiên
C Là khu vực rộng lớn, giàu có về tài nguyên thiên nhiên
D Là khu vực rộng lớn, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Câu 8 : Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay là gì?
A Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho Cách mạng Trung Quốc
B Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
C Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
D Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô
- Câu 9 : Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu gì?
A Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
B Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ
C Xóa bỏ nghèo nàn, xây dựng nền kinh tế độc lập, dân chủ.
D Xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
- Câu 10 : Nhận định nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen – xơn Man-đêla?
A Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
B Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
D Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
- Câu 11 : Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, xu hướng phát triển chung của các nước tư bản hiện nay là
A Tập trung nghiên cứu, phát minh và bán bản quyền thu lợi nhuận
B liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh.
C đầu tư nhiều cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
D mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
- Câu 12 : Điểm khác nhau căn bản giữa các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII –XIX là
A mọi phát minh về kỹ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản
B mọi phát minh về kỹ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học
C mọi phát minh về kỹ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm
D mọi phát minh về kỹ thuật bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống
- Câu 13 : Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là
A sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập
B sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
C sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
D sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973?
A Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuậ hiện đại
B Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thức đẩy nền kinh tế.
C Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ của Mĩ, tranh thủ giá nguyên kiệu rẻ từ các nước thuộc thế gới thứ ba.
D Không vấp phải sự cạnh tranh từ Mĩ và Nhật Bản.
- Câu 15 : Một trong những điểm giống nhau về đường lối cải cách - mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và công cuộc đổi mới của Việt Nam (từ năm 1986) là:
A đầu tư cho giáo dục
B tập trung phát triển kinh tế.
C tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kĩ thuật
D tập trung đổi mới chính trị nhằm duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa
- Câu 16 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc do
A sự tác động và chi phối của trật tự hai cực Ianta
B thắng lợi của phong trài giải phóng dân tộc, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời.
C Mĩ triển khai Chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
D tác động của cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỉ.
- Câu 17 : Sau khi giành được độc lập, cuộc chiến chống dịch bệnh,, đói nghèo của châu Phi vẫn chưa có hồi kết chủ yếu do
A hậu quả chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân để lại.
B điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn.
C tình hình chính trị mất ổn định, tốc độ gia tăng dân số cao.
D trình dộ dân trí thấp
- Câu 18 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “hòn đảo anh hùng” vì
A Cu Ba đã tích cực giúp đỡ cho Việt Nam kháng chiến chống Mĩ,
B Cu Ba là nước đầu tiên đánh đổ chế độ độc tài thân Mĩ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ramanhj mẽ và giành thắng lợi
D Cu Ba trực tiếp ủng hộ cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La tinh
- Câu 19 : Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) nhằm mục đích
A tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.
B lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.
C tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để chống đế quốc và tay sai.
D tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu – Trung Quốc.
- Câu 20 : Câu 22. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A An Nam Cộng sản đảng
B Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D Đông Dương Cộng sản đảng.
- Câu 21 : Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là
A độc lập dân tộc
B tự do, bình đẳng, bác ái
C độc lập và tự do
D đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới
- Câu 22 : Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là
A giai cấp tư sản dân tộc.
B giai cấp tiểu tư sản trí thức
C giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản
- Câu 23 : Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”?
A Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (đầu năm 1930)
B Luận cương chính trị tháng 10 - 1930
C Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-11-1930)
D Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)
- Câu 24 : Những giai cấp nào dưới đây trong xã hội Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A công nhân, nông dân
B công nhân, nông dân, tư sản dân tộc
C công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ
D công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc
- Câu 25 : Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hau của Pháp ở Việt Nam là gì?
A đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam
B Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam
C Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam
D Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam
- Câu 26 : Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
A tăng nhanh về số lượng
B Tăng nhanh về chất lượng
C Tăng nhanh về số lượng và chất lượng
D Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc
- Câu 27 : Đoạn văn dưới đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày vào thời điểm nào?“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”
A Trong hội nghị trung ương lần thứ 6 (11/1939)
B Trong hội nghị trung ương lần thứ 8(5/1941)
C Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/1946)
D Trong thư kêu gọi đồng bào toàn quốc sau hội nghi trung ương lần 9.
- Câu 28 : Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến với cách mạng nước ta vào
A Tháng 5/1945, Phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thức ở châu Âu.
B Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-xi-ma, gây thiệt hại nặng nề cho người dân Nhật Bản
C Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt hơn 1 triệu quân Quan Đông của NHật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc, khiến Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề
D Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Chính phủ Trần Trọng Kim và bọn tay sai ở Việt Nam hoang mang cực độ.
- Câu 29 : Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
A Tạo điều kiện cho các tỉnh miền Nam giành chính quyền
B Tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung giành chính quyền
C Tạo điều kiện cho các tỉnh miền Bắc giành chính quyền
D Tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong cả nước giành chính quyền
- Câu 30 : Lí do nào dưới đây là cơ bản nhất để ta chủ chương hòa hoãn, nhân nhượng cho quân Trung Hoa dân quốc một số quyền lợi về kinh tế, chính trị?
A Ta chưa đủ sức đành 2 vạn quân Tưởng
B Tưởng có bọn tay sau Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong
C Tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù
D Hạn chế việc Pháp và Tưởng cấu kết với nhau.
- Câu 31 : Việc Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chứng tỏ điều gì?
A Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù
B Đường lối chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng ta
C Sự thỏa hiệp của Đảng ta và chính phủ ta
D Sự non yếu trong lãnh đạo của đảng ta.
- Câu 32 : Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? (cuối năm 1946 đầu năm 1947)
A Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố
B Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
C Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
D Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài
- Câu 33 : Văn kiện nào dưới đây có ý nghĩa to lớn như lời hịch cứu quốc, như mệnh lệnh chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
B Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
C Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tích Hồ Chí Minh
D Bản Tuyên ngôn độc lập
- Câu 34 : Đoạn văn nào được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân?
A “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lần tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa…”
B “… Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc …”
C “… Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…”
D “… Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập…”
- Câu 35 : Một trong những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta (1945-1954) là
A Xây dựng lực lượng chính trị trấn áp kẻ thù
B kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
C độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
D tư tưởng “ chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Câu 36 : Bước sang giai đoạn 1951-1953, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp chuyển biến như thế nào?
A Liên tiếp thất bại trên các mặt trận
B Chuyển sang thế phòng ngự bị động
C Được đẩy mạnh nhờ sự giúp đỡ của Mĩ
D Tiếp tục giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường
- Câu 37 : So với kế hoạch Rơ – ve (1949) thì kế hoạch Đờ Lat đơ Tátxinhi (1950)
A đưa cuộc chiến tranh bước xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên một quy môn lớn gây trở ngại cho ta
B là một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương
C sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương
D sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương
- Câu 38 : Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (3/1951) được thành lập từ các tổ chức nào ở ba nước Đông Dương?
A Mặt trận dân tộc thống nhất Khơ me - Mặt trận Lào yêu nước - Mặt trận Việt Minh
B Mặt trận đoàn kết Campuchia - Mặt trận dân tộc thống nhất Lào - Mặt trận Liên Việt
C Mặt trận Khơ me Ít xa rắc - Mặt trận Lào Ít xa la - Mặt trận Việt Minh
D Mặt trận Khơ me Ít xa rắc - Mặt trận Lào Ít xa la - Mặt trận Liên Việt
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12