Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 11 THPT Trung Giã - Hà...
- Câu 1 : Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A Ngoại thương.
B Công nghiệp
C Nông nghiệp
D Nội thương
- Câu 2 : Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ
B Sức mua của người dân tăng chóng mặt.
C Số vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế.
D Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên miên.
- Câu 3 : Thực chất chính sách kinh tế mới là
A Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
B Chuyển từ nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
C Sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
D Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Câu 4 : Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước
B Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
C Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
D Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
- Câu 5 : Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
A Ru-dơ-ven
B Sớc -sin
C Tru-man
D Đa-oét
- Câu 6 : Ý nào sau đây không là lý do khiến giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước?
A Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế
B Tấm gương phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Đức đã giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
C Truyền thống quân phiệt hóa của Nhật Bản
D Khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa
- Câu 7 : Các nước Mĩ, Anh, Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách
A Đàn áp phong trao cách mạng của giai cấp công nhân
B Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
C Phát xít hóa bộ máy Nhà nước
D Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
- Câu 8 : Kết quả đạt được trong đêm khởi nghĩa 24-10-1917 là
A Quân cách mạng chiếm được Cung điện Mùa đông và bao vây Pê-tơ-rô-grat.
B Toàn bộ Pê-tơ-rô-grat thuộc về tay quần chúng cách mạng.
C Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.
D Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông
- Câu 9 : Tình hình nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là
A Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
B Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới
C Sự ra đời Xô viết đại biểu của công, nông và binh lính.
D Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập
- Câu 10 : Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình Nhật Bản?
A Khiến cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản thêm trầm trọng.
B Góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
C Góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
D Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước
- Câu 11 : Hội Quốc liên có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
B Tập hợp các lực lượng đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội.
D Duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhton.
- Câu 12 : Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ngay trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A Được Mĩ viện trợ
B Chính quyền có những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế.
C Tăng cường bóc lột các thuộc địa
D Được hưởng nhiều nguồn lợi từ chiến tranh
- Câu 13 : Hệ thống Vecxai-Oasinhtơn được dùng để chỉ
A Các văn kiện quy định về trật tự thế giới mới được kí kết tại 2 hội nghị họp ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn.
B Trật tự thế giới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
C Trật tự thế giới mới do Pháp và Mỹ đứng đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
D Trật tự thế giới mới được tất cả các nước thông qua.
- Câu 14 : Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong hoàn cảnh nào?
A Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp.
B Tình hình chính trị tương đối ổn định, uy tín của Đảng Bônsêvích được củng cố.
C Nhân dân phấn khởi chào đón hòa bình, khối đại đoàn kết được tăng cường.
D Liên minh 14 nước đế quốc đang can thiệp vũ trang vào nước Nga.
- Câu 15 : Trong những năm 1918-1919, đảng cầm quyền ở Mĩ đã thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
A Thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ
B Hợp tác với Đảng Cộng sản để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, tập trung phát triển kinh tế.
C Xóa bỏ chính sách phân biệt chủng tộc
D Ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội.
- Câu 16 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?
A Hóa chất
B Tài chính- ngân hàng
C Sản xuất ô tô
D Năng lượng
- Câu 17 : Mục tiêu phát triển kinh tế của Hít-le là:
A Phục vụ cho mục đích quân sự
B Thể hiện tài năng của Hít-le
C Giải quyết khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân
D Vươn lên vị trí đứng đầu các nước tư bản châu Âu
- Câu 18 : Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ Xô viết là
A Đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt, quyền tự quyết của các dân tộc và sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
B Lấy dân tộc Nga làm trung tâm để xây dựng Liên bang hùng mạnh.
C Sử dụng sức mạnh quân sự để xây dựng Liên bang.
D Tập trung đầu tư để các dân tộc chậm phát triển hơn trong Liên bang theo kịp trình độ của nước Nga.
- Câu 19 : Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?
A Ngày đầu tiên Cách mạng bùng nổ.
B Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
C Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.
D Ngày quân cách mạng tấn công vào thủ phủ của Chính phủ tư sản lâm thời.
- Câu 20 : Đạo luật được nước Mĩ đặc biệt đề cao khi thực hiện chính sách mới là
A Đạo luật về an ninh-xã hội
B Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
C Đạo luật về phục hưng công nghiệp
D Đạo luật về ngân hàng
- Câu 21 : Đồng mác sụt giá nghiêm trọng nhất vào thời kỳ nào?
A Từ năm 1929 đến năm 1933
B Từ năm 1919 đến năm 1923
C Từ năm 1933 đến năm 1939
D Từ năm 1924 đến năm 1929
- Câu 22 : Ngày 20-10-1929, giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống bao nhiêu %?
A 80%
B 70%
C 65%
D 85%
- Câu 23 : Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A Lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng
B Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh
C Có bước phát triển nhanh chóng, trở thành cường quốc số một thế giới
D Bị Nhật Bản canh tranh gay gắt
- Câu 24 : Hạn chế cơ bản của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929 là
A Các cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu
B Nền kinh tế chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp chiến tranh.
C Sản xuất nông nghiệp không được chú trọng, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước
D Sản xuất chạy theo lợi nhuận, theo " chủ nghĩa tự do" thái quá
- Câu 25 : Tình hình nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A Mâu thuẫn xã hội lên cao, nhưng chưa xuất hiện tình thế của cuộc cách mạng vô sản.
B Chủ nghĩa phát xít được hình thành
C Lâm vào cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính rất nghiêm trọng.
D Được Anh, Mĩ giúp đỡ về mặt quân sự.
- Câu 26 : Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tại Điện Xmô-nưi không quyết định nội dung nào sau đây?
A Tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết, do Lê-nin đứng đầu.
B Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
C Thành lập Hồng quân để bảo vệ Chính quyền Xô viết.
D Tuyên bố nước Nga Xô viết chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Câu 27 : Chính sách đối nội của Đảng Quốc xã là
A Bảo vệ mọi quyền lợi cho giai cấp tư sản
B Chống cộng sản và tiếp tục các chính sách phân biệt chủng tộc
C Ra sức tuyên truyền tư tưởng Do Thái tiến bộ để kích động chủ nghĩa phục thù.
D Thủ tiêu mọi quyền dân chủ tư sản.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại