Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 (có đáp án): Kiểm tra tổng...

  • Câu 1 : Kí của Nguyễn Tuân có đặc điểm gì nổi bật ?

    A. Nguồn tư liệu vô cùng phong phú, đáng tin cậy.

    B. Giàu yếu tố truyện.

    C. Là những áng văn đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại.

    D. Tất cả các ý trên đều đúng.

  • Câu 2 : Viết Người lái đò sông Đà Nguyền Tuân đã đạt được mục đích gì ?

    A. Thoả chí tang bồng cái thú tìm đến những miền đất lạ cùa con người suốt đời ham mê cái đẹp.

    B. Để tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng mười đã được thử lửa ở tâm hồn những con người lao động.

    C. Khẳng định cái Tôi tài hoa độc đáo, ngông ngạo của mình.

    D. Cả A và B.

  • Câu 3 : Thác và dòng nước Sông Đà được tác giả miêu tả như thế nào ?

    A. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là những cái xoáy khủng khiếp.

    B. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khí thì là những cạm bẫy, lúc lại dải lụa xanh thướt tha mềm mại.

    C. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là người đàn bà lắm điều đi đòi nợ.

    D. Khi thì như hùm beo lồng lộn, khi thì là những cạm bẫy, lúc lại là một cầu thù bóng đá giỏi khiêu khích.

  • Câu 4 : Dòng nào nói đúng nét tương đồng giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường?

    A. Là một tri thức yêu nước, uyên bác, tài hoa đăc biệt thành công tại thể loại bút kí.

    B. Huy động vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí để xây dựng hình tượng văn học, để tạo nên những áng văn chương đặc sắc mê đắm lòng người.

    C. Tác phẩm tuỳ bút giàu yếu tố truyện. 

    D. Cả A và B đều đúng.

  • Câu 5 : Dòng nào nói đúng trình tự nội dung được triển khai trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?

    A. Sông Hương được nhìn từ cội nguồn; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương trong mòi quan hệ với lịch sử dân tộc và với thi ca.

    B. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn và với thi ca.

    C. Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn; Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và với thi ca.

    D. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tôc; Sông Hương nhìn từ quan hệ với kinh thành Huế; Sông Hương được nhìn từ cội nguồn.

  • Câu 6 : Bút pháp nghệ thuật nào đã được dùng trong đoạn hai của bài bút kí ?

    A. Nhân hoá, những chi tiết hình ảnh đặc sắc gợi nhiều liên tưởng

    B. Nhiểu mĩ từ chỉ sự lớn lao, kì vĩ.

    C. Hai bút pháp kể, tả được kết hợp nhuần nhuyễn.

    D. Đặc tả những chi tiết nổi bật. 

  • Câu 7 : Dòng nào nói đúng về bài học đắt giá rút ra từ Chiếc thuyền ngoài xa?

    A. Hãy nhìn một cách nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

    B. Đôi khi bắt buộc phải làm thì người ta lại làm được một điều gì dđó rất có ích.

    C. Nếu không có lòng thuỷ chung, đức tin đối với cuộc đời, đối với văn chương chắc hẳn anh đã đánh mất khuôn mặt của mình.

    D. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, cái hài hoà đã đưa nguời ta đến chỗ nhận ra cái thực tế khắc nghiệt.

  • Câu 8 : Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa ?

    A. Một bức tranh mực tàu của một danh hoa thời cổ.

    B. Cảm thấy mình vừa khám phá thấy cái chân lí cùa sự hoàn thiện.

    C. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng.

    D. Tất cả các ý trên. 

  • Câu 9 : Chứng kiến cảnh vợ chồng nhà thuyền chài, người nghệ sĩ đã nhận ra điều gì?

    A. Những bi kịch trong gia đình thuyền chài là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của anh hiện hình thật khủng khiếp.

    B. Niềm hạnh phúc của ngưòi nghệ sĩ chân chính là được khám phá và sáng tạo, được cảm nhận cái Đẹp tuyệt duyệt.

    C. Cảm thấy mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện.

    D. Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.

  • Câu 10 : Dòng nào nói đúng về tâm trạng người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi anh bất gặp vẻ đẹp từ chiếc thuyền ngoài xa ?

    A. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính là được khám phá và sáng tạo, được cảm nhận cái đẹp tuyệt duyệt.

    B. Niềm hạnh phúc của người khát khao dày công tìm kiếm vật quý nay đã được thoả mãn.

    C. Niềm hạnh phúc của một nhân viên mẫn cán dđã hoàn thành công việc được giao.

    D. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn đang u ám bỗng được gột rửa trở nên thật trong trẻo, tinh khôi.