20 bài tập Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX -...
- Câu 1 : Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp những lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A Do chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo của Ra-ma V.
B Do cải cách chính trị của Ra-ma IV
C Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sáng thời kì tư bản chủ nghĩa
D Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
- Câu 2 : Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á?
A Diễn ra nhanh, dồn dập
B Có sự tranh chấp giữa các nước
C Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX
D Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều
- Câu 3 : Bước sang thế kỉ XIX, vấn đề nào được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết đối với Xiêm ?
A Chống laị ách thống trị của Anh và Pháp.
B Kí kết các hiệp ước quan trọng với nước Anh.
C Thực hiện chính sách mở của đối với bên ngoài.
D Bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
- Câu 4 : Động lực để tiến hành cải cách ở Xiêm thế kỉ XIX chủ yếu xuất phát từ yêu cầu nào?
A Yêu cầu khách quan.
B Yêu cầu chủ quan.
C Yêu cầu từ các nước phương Tây.
D Yêu cầu giải phóng dân tộc.
- Câu 5 : Vì sao cuộc cải cách của Ra - ma V ở Xiêm được gọi là cách mạng tư sản?
A Có sự tham gia của đông đảo các lực lượng xã hội.
B Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D Góp phần làm sụp đổ chế độ phong kiến.
- Câu 6 : Nguyên nhân nào khiến Xiêm trở thành vùng “đệm” của các nước đế quốc Anh, Pháp?
A Xiêm là một quốc gia có tiềm lực mạnh.
B Sự phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Anh, Pháp tại Xiêm.
C Xiêm có đường lối đối ngoại khôn khéo.
D Xiêm phải kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng.
- Câu 7 : Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, có mấy con đường đi khác nhau cho các nước châu Á trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây thế kỉ XIX?
A hai con đường.
B ba con đường.
C bốn con đường.
D một con đường.
- Câu 8 : Ý nào sau đây không phải là con đường đi của các nước châu Á trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa từ thế kỉ XIX?
A Tiến hành xin cầu viện các quốc gia khác lớn mạnh hơn để nhận viện trợ về kinh tế.
B Chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C Kiên quyết chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến.
D Tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây.
- Câu 9 : Sau khi lên ngôi, Rama V đã tâp hợp quanh mình một lực lượng đông đảo ủng hộ, tán thành dự định cải cách của ông, trong đó quan trọng nhất là
A hoàng thân và con em quý tộc.
B tư sản dân tộc và tiêu tư sản.
C nô lệ và nông nô.
D nông dân và công nhân.
- Câu 10 : Chính sách sách cải cách nào sau đây được vua Chulaloncon áp dụng với nông dân vào năm 1899?
A Xóa bỏ hình thức sở hữu ruộng đất tư của nông dân.
B Tịch thu toàn bộ ruộng đất sau đó bán cho nông dân.
C Xóa bỏ chế độ đóng thuế thân bằng tiền.
D Nông dân có quyền sở hữu ruộng đất.
- Câu 11 : Ý nào sau đây không phải là kết quả của cuộc cải cách (1861 – 1910) ở Xiêm?
A Mở ra giai đoạn phát triển toàn diện cho đất nước Xiêm.
B Góp phần bảo vệ được nền độc lập trước làn sóng tấn công của chủ nghĩa thực dân.
C Chuyển nền kinh tế tư cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
D Sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại.
- Câu 12 : Điểm khác biệt cơ bản về thực hiện chủ trương phát triển đất nước của Xiêm (Thái Lan) so với Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:
A những đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.
B đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây.
C các sĩ phu tân học đề xướng cải cách đất nước.
D tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
- Câu 13 : Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A giai cấp tư sản dân tộc vươn lên giành quyền độc lập về chính trị.
B các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới được hình thành.
C xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, các giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp.
D giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng.
- Câu 14 : Nguyên nhân quyết định dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
B Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.
C Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
D Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
- Câu 15 : Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là
A các sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách.
B các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua.
C đóng cửa, bế qua tỏa cảng với các nước phương Tây.
D tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại