Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 6 năm học 2018-2019 Trư...
- Câu 1 : Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 75cm3. Thể tích của hòn đá là:
A. 25cm3
B. 50cm3
C. 75cm3
D. 125cm3
- Câu 2 : Đơn vị đo lực là:
A. mililít.
B. mét.
C. niutơn.
D. kilôgam.
- Câu 3 : Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 90cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 60cm3
B. 90cm3
C. 30cm3
D. 150cm3
- Câu 4 : Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lên các toa tàu một lực nào trong số các lực sau:
A. Lực căng.
B. Lực hút.
C. Lực đẩy.
D. Lực kéo
- Câu 5 : Trên vỏ hộp sữa bột có ghi 450gam. Số đó cho biết :
A. khối lượng của sữa trong hộp.
B. trọng lượng của hộp sữa.
C. trọng lượng của sữa trong hộp.
D. khối lượng của hộp sữa.
- Câu 6 : Dụng cụ nào dưới đây không được dùng để đo độ dài
A. thước thẳng
B. com pa
C. thước dây
D. thước cuộn.
- Câu 7 : Giới hạn đo của một thước đo độ dài là:
A. Độ dài giữa hai vạch chia trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. Độ dài của cái thước đó.
- Câu 8 : Niu tơn không phải là đơn vị của:
A. Trọng lượng riêng
B. Trọng lượng
C. Lực đàn hồi
D. Trọng lực
- Câu 9 : Người ta dùng một bình chia độ chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là
A. 165 cm3
B. 65 cm3
C. 35 cm3
D. 145 cm3
- Câu 10 : Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
A. 400 ml và 20 ml .
B. 400 ml và 200 ml.
C. 400 ml và 2 ml .
D. 400 ml và 0 ml.
- Câu 11 : Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?
A. Lực căng.
B. Lực hút.
C. Lực kéo.
D. Lực đẩy.
- Câu 12 : Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Kìm điện.
C. Kéo cắt giấy.
D. con dao thái.
- Câu 13 : Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:
A. 1000g
B. 100g
C. 10g
D. 1g
- Câu 14 : Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là
A. 1000 N/m3
B. 10000N/m3
C. 100N/m3
D. 10N/m3
- Câu 15 : Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 0,5m3 dầu hoả là
A. 400g
B. 40kg
C. 4kg
D. 400kg
- Câu 16 : Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,2 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là
A. 3,6N
B. 36kg
C. 360N
D. 360kg
- Câu 17 : Trọng lượng riêng của nước là 10000 \(\frac{N}{{{m^3}}}\) thì khối lượng riêng của nước là
A. 100000 \(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)
B. 100 \(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)
C. 1000\(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)
D. 10\(\frac{{kg}}{{{m^3}}}\)
- Câu 18 : Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6.
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
- Câu 19 : Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. kg.
B. N/m3.
C. m3.
D. m.
- Câu 20 : Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
C. Trọng lượng của một quả nặng.
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
- Câu 21 : Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
- Câu 22 : Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
A. P = 10m
B. D = m/V
C. d = P/V
D. d = 10D
- Câu 23 : Một bạn học sinh nặng 17kg. Trọng lượng bạn học sinh đó là:
A. 17 N
B. 170 N
C. 1700 N
D. 17000N
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)