Ôn tập dòng điện xoay chiều - đề 1
- Câu 1 : Một máy biến áp lí tưởng đang hoạt động ổn định. Phát biểu nào sau đây sai?
A Tần số của điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và ở hai đầu cuộn thứ cấp luôn bằng nhau.
B Máy biến áp có tác dụng làm biến đổi điện áp xoay chiều.
C Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp và trong cuộn thứ cấp luôn bằng nhau.
- Câu 2 : Cho điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)V\) và cường độ dòng điện qua mạch là \(i = 3\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)A.\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
A 120W
B 100W
C 180W
D 50W
- Câu 3 : Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng và 120 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220 – 50Hz, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A 17V
B 12V
C 8,5V
D 24V
- Câu 4 : Cho điện áp hai đầu tụ có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) là \(u = 100\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)V\). Biểu thức dòng điện qua mạch là
A \(i = \cos \left( {100\pi t} \right)(A)\)
B \(i = 4\cos \left( {100\pi t} \right)(A)\)
C \(i = \cos \left( {100\pi t - \pi } \right)(A)\)
D \(i = 4\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)(A)\)
- Câu 5 : Điện năng được truyền từ nơi phát đến một xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động, vì muốn mở rộng quy mô sản xuất nên xưởng đã nhập về thêm một số máy. Hiệu suất truyền tải lúc sau ( khi có thêm các máy mới cùng hoạt động) đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động ( kể cả các máy mơi nhập ) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1. Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy hoạt động đã nhập thêm là
A 100
B 70
C 50
D 160
- Câu 6 : Một máy phát điện lý tưởng gồm hai cuộn dây N1 và N2, được cấp bởi nguồn điện xoay chiều có biên độ và tần số không đổi. Nếu nối hai đầu cuộn N1 vào nguồn điện và cuộn N2 vào điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R là 100W. Nếu nối hai đầu cuộn N2 vào nguồn điện và hai đầu cuộn N1 với điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R là 400W. Nếu đặt nguồn điện vào hai đầu điện trở R thì công suất tiêu thụ trên R là
A 250W
B 200W
C 225W
D 300W
- Câu 7 : Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một tụ điện và một cuộn dây mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 120\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})(V)\) thì thấy điện áp giữa hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 120V và sớm pha π/2 so với điện áp đặt vào mạch. Biết dung kháng bằng 200Ω. Công suất tiêu thụ của cuộn dây là
A 72 W
B 144W
C 240 W
D 120W
- Câu 8 : Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto quay với tốc độ 375 vòng/phút. Tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50Hz. Số cặp cực của roto bằng
A 12
B 4
C 16
D 8
- Câu 9 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều là \(u = 160\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})\)(V) thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{6})\)(A). Công suất tiêu thụ của mạch là
A 160 W
B 320W
C 640 W
D 280W
- Câu 10 : Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos 100\pi t\)(V). Tại thời điểm t1 điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và dòng điện tức thời trong mạch lần lượt là \({u_1} = 50\sqrt 2 \)(V); \({i_1} = \sqrt 2 \)(A). Tại thời điểm t2 điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và dòng điện tức thời trong mạch lần lượt là \({u_2} = 50\)(V); \({i_1} = - \sqrt 3 \)(A). Giá trị của C là
A \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{5\pi }}(F)\)
B \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\)
C \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }(F)\)
D \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5\pi }}(F)\)
- Câu 11 : Đặt điện áp xoay chiều 300 V-50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, đoạn MB chỉ có tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB là 140 V và dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch AB là φ với cosφ = 0,8. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là
A 500 V
B 400V
C 200V
D 300V
- Câu 12 : Trong quá trình truyền tải điện năng một pha đi xa, giả thiết công suất nơi tiêu thụ nhận được không đổi, điện áp và dòng điện luôn cùng pha. Ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp nơi tiêu thụ. Để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần thì cần tăng điện áp của nguồn lên
A 10 lần
B 8,7 lần
C 7,8 lần
D 100 lần
- Câu 13 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi nhưng tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 1,5Ω, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện mắc nối tiếp. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm và bình phương hệ số công suất cos2φ của đoạn mạch theo tần số góc ω. Khi điện áp hiệu dụng trên L cực đại thì mạch tiêu thụ công suất có giá trị gần nhất với
A 10,6W.
B 2,2W.
C 0,5W
D 1,6W.
- Câu 14 : Cuộn dây có điện trở thuần R và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều \(u = 250\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\) thì dòng điện qua cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 5A và lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch một góc π/6. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 3A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch X. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là
A 200W
B \(200\sqrt 2 \)W
C 360W
D \(200\sqrt 3 \) W.
- Câu 15 : Đặt điện áp \(u = 120c{\rm{os100}}\pi {\rm{t}}\;{\rm{(V)}}\)vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Khi R = 40 Ω thì công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại Pm; khi R = \(20\sqrt {10} \;\Omega \) thì công suất tiêu thụ của biến trở cực đại. Giá trị của Pm là
A 60 W.
B 180 W.
C 240 W.
D 120 W.
- Câu 16 : Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điên môt pha. Để giảm hao phí trên đường dây người ta tăng điện áp ở nơi truyền đi bằng máy tăng áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn thứ cấp và số vòng dây của cuộn sơ cấp là k. Biết công suất nơi tiêu thụ không đổi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp không đổi, hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Khi k = 10 thì công suất hao phí trên đường dây bằng 10% công suất ở nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây bằng 5% công suất ở nơi tiêu thụ thì k phải có giá trị là:
A 13,5.
B 13,8.
C 15
D 19,1.
- Câu 17 : Đặt một điện áp xoaỵ chiều vào hai đầu của một đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R và một cuộn dây thuần cảm L. Nếu mắc nối tiếp thêm một tụ điện C thì hệ số công suất của đoạn mạch đó không thay đổi. Gọi ZL là cảm kháng của cuộn cảm thuần, Zc là dung kháng của tụ điện. Hệ thức đúng là:
A ZL = 2Zc.
B Zc = 2ZL.
C ZL = Zc.
D R =|ZL-ZC|.
- Câu 18 : Mạch điện xoau chiều AB gồm một cuộn dây có điện trở, một điện trở thuần và một tụ điện mắc nối tiếp theo thứ tự đã nêu. Điểm M ở giữa cuộn dây và điện trở thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số không đổi và giá trị hiệu dụng 200V thì trong mạch có cộng hưởng điện. Lúc đó điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 160V, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM so với cường độ dòng điện trong mạch gấp đôi độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp hai đầu MB. Điện áp hiệu dụng hai đầu MB là
A 240V
B 120V
C 180V
D 220V
- Câu 19 : Đoạn mạch xoay chiều nối tiếp AB gồm ba đoạn AM, MN và NB. Đoạn AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn mạch MN chứa hộp kín X (X chỉ gồm các phần tử như điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện ghép nối tiếp) và đoạn NB chỉ chứa tụ điện có điện dung C. Biết điện áp uAB = U0cos(ωt + φ) (V), uAN = 80\(\sqrt 2 \)cosωt (V) và uMB = 90\(\sqrt 2 \)cos(ωt –\(\frac{\pi }{4}\) ) (V). Nếu 2LCω2 = 3 thì điện áp hiệu dụng trên đoạn MN gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 75V
B 80V
C 70V
D 90V
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất