30 bài tập Ấn Độ (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức...
- Câu 1 : Chính sách cai tri của thực dân Anh ở Ấn Độ là
A Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
B Chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo
C Trực tiếp cai trị Ấn Độ, thủ tiêu mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp phong kiến bản xứ.
D Chia Ấn Độ thành nhiều quốc gia dựa trên chủng tộc và tôn giáo
- Câu 2 : Người đứng đầu trong phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc Đại là
A Găng-đi
B Nê-ru
C Ác-mét
D Ti-lắc
- Câu 3 : Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào?
A Năm 1884
B Năm 1885
C Năm 1886
D Năm 1887
- Câu 4 : Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp
A Đấu tranh ôn hòa
B Đấu tranh bằng bạo lực
C Kết hợp đấu tranh ôn hòa và bạo lực
D Cả ba đáp án đều sai
- Câu 5 : Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là
A Thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Ấn Độ
B Chứng tỏ binh lính người Ấn Độ là lực lượng đông đảo không thể thiếu được trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ
C Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân Ấn Độ
D Chứng tỏ giai cấp phong kiến Ấn Độ vẫn còn có vai trò quyết định trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Câu 6 : Hai mươi năm sau khi thành lập, nội bộ Đảng Quốc Đại có sự phân hóa là
A Một bộ phận kịch liệt chống phương pháp đấu tranh bằng bạo lực
B Một bộ phận coi giới thống trị Anh là bạn chứ không phải là thù
C Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, phản đối đường lối ôn hòa, đồi lật đổ ách thống trị thực dân
D Một bộ phận đòi gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến
- Câu 7 : Các nước tư bản chủ yếu đua nhau xâm lược Ấn Độ là
A Đức và Pháp
B Anh và Mĩ
C Pháp và Mĩ
D Anh và Pháp
- Câu 8 : Đảng Quốc đại là chính đảng đại diện cho:
A Giai cấp tư sản Ấn Độ
B Giai cấp phong kiến Ấn Độ
C Giai cấp vô sản Ấn Độ
D Giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ
- Câu 9 : Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?
A Trước chiến tranh thế giới thứ nhất
B Trong chiến tranh thế giới thứ nhất
C Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
D Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
- Câu 10 : Ngày mà người dân Ấn Độ coi là “ngày quốc tang” là
A Ngày cuộc khởi nghĩa Xi-pay bị đàn áp
B Ngày nữ hoàng Anh (Vichtoria) tuyên bố là: “Nữ hoàng Ấn Độ”.
C Ngày đạo luật chia đôi xứ Bengan bắt đầu có hiệu lực
D Ngày Ti – lắc, thủ lĩnh của Đảng Quốc Đại bị thực dân Anh bắt và kết án 6 năm
- Câu 11 : Cuộc khởi nghĩa Bom-bay đã buộc thực dân Anh phải
A Thu đồi đạo luật chia cắt Ben-gan
B Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ
C Trả tự do cho B.G.Ti-lắc
D Nới lỏng ách cai trị ở Ấn Độ
- Câu 12 : Quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX thuộc về
A Giai cấp tư sản Anh
B Các chúa phong kiến Ấn Độ
C
Chính phủ Anh
D Nhân dân Ấn Độ
- Câu 13 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bom-bay năm 1905 là do nhân dân phản đối
A Bản án 6 năm tù của Ti-lắc
B Đạo luật chia đôi xứ Bengan
C Sự đàn áp của thực dân Anh
D Chính sách chia để trị
- Câu 14 : Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm
A Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
- Câu 15 : Vì sao thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan
A Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ
B Do sự phản đối mạnh mẽ của tầng lóp trên có thế lực,
C Do thực dân Anh đã đạt được mục đích chia cắt Ấn Độ
D Do áp lực từ các nước đế quốc khác
- Câu 16 : Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
A Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
B Đầu tư vốn và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
C Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô.
D Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.
- Câu 17 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là
A Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây.
B Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lột nặng nề.
C Đạo luật về chia cắt Bengan có hiệu lực.
D Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ.
- Câu 18 : Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?
A Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh.
B Đảng Quốc đại trở thành đảng cầm quyền.
C Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập.
D Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội.
- Câu 19 : Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX đầu XX là giữa
A tư sản với vô sản.
B tư sản với thực dân Anh.
C nông dân với địa chủ.
D toàn thể nhân dân Án Độ với thực dân Anh.
- Câu 20 : Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.
B đòi thực dân Anh tiến hành cải cách.
C lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
D dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại