Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 21 Sơ đồ mạch điện - Chiề...
- Câu 1 : Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
- Câu 2 : Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phậi mạch điện
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
- Câu 3 : Dòng điện một chiều là gì ?
A. Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện có các electron tự do ngược với chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
C. Dòng điện cung cấp bởi nguồn điện 1 chiều gọi là dòng điện 1 chiều
D. Dòng điện có các electron tự do cùng chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
- Câu 4 : Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện :
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
- Câu 5 : Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ... trong dây dẫn kim loại.
A. hạt nhân nguyên tử
B. êlectron tự do
C. êlectron mang điện tích âm
D. proton mang điện tích dương
- Câu 6 : Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:
A. không xác định
B. của dây dẫn điện
C. thay đổi
D. không đổi
- Câu 7 : Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:
A. Dòng điện không đổi
B. Dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều.
D. Dòng điện biến thiên
- Câu 8 : Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do liên quan gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng.
A. Cùng chiều.
B. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều
C. Chuyển động theo hướng vuông góc.
D. Ngược chiều
- Câu 9 : Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì :
A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.
B. Cực dương của nguồn tích điện dương.
C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.
D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi