vào chuyên vật lí trường THPT chuyên Bình Dương...
- Câu 1 : Hai người khởi hành cùng một lức từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau thì sau 12 phút, họ gặp nhau. Nếu đi cùng chiều nhau thì sau 1h, ngưới đi từ A đổi kịp người đi từ B. Tính vận tốc của mỗi người.
- Câu 2 : Hai cha con có khối lượng lần lượt là 60kg và 30kg cần phải vượt qua một khe nước sâu có chiều rộng khoảng 2m trong lúc đi dã ngoại. Trong tay họ chỉ có hai tấm ván nhẹ, chắc, cùng độ dài l nhưng nhỏ hơn bề rộng của khe nước (l < 2m). Hai người đang lúng túng chưa nghĩ ra cách vượt qua khó khăn này. Bạn hãy chỉ cho họ cách làm cụ thể như thế nào và dự kiến chiều dài tối thiểu của mỗi tấm ván để hai cha con có thể vượt qua khe nước một cách an toàn.
- Câu 3 : Một bình chứa hình trụ, thành mỏng có chiều cao h1 = 20 cm, diện tích đáy S1 = 100 cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 = 800 C. Thả vào bình khối trụ đồng tính khối lượng m, diện tích đáy S2 = 60 cm2, chiều cao h2 = 25 cm và nhiệt độ t2. Khi cân bằng nhiệt được thiết lập thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy bình một đoạn x = 4 cm, nhiệt đọ nước trong bình là t0 = 650C. Bỏ qua sự nở vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt của bình với bên ngoài. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước và chất làm khối trụ lần lượt là Cn = 4200J/kg.K và Ctru = 2000 J/kg.K.Xác địnha) Khối lượng m của khối trụb) Nhiệt độ ban đầu của khối trục) Khối lượng tối thiểu của vật cần phải đặt lên khối tị để khi cân nằng thì khối trụ chạm đáy bình
- Câu 4 : Cho mạch điện như hình vẽ: nguồn điện một chiều có hiệu điện thế không đổi là U = 16V, điện trở R0 = 2Ω, đèn Đ có ghi 12v – 6W, Rx là biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối, coi điện trở của đèn Đ không đổi. 1. Tìm giá trị của Rx để đèn sáng bình thường và số chỉ của ampe kế khi đó.2. Điều chỉnh biến trở để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch MN cực đại:a) Tính Rx và công suất cực đại đó.b) Tính công suất tiêu thụ của đèn lúc này.
- Câu 5 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và gấp hai lần vật. Giữ nguyên vị trí thấu kính, để ảnh hiện rõ trên màn và cao gấp 3 lần vật ta phải dịch chuyển vật và màn sao cho khoảng cách vật – màn tăng thêm 10cm. Tìm tiêu cự f của thấu kính?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn