Kiểm tra học kỳ II Vật Lí 7 (Đề số 2)
- Câu 1 : Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (-) và chúng đẩy nhau như hình vẽ. Quả cầu B có nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
A Không nhiễm điện
B Quả cầu B nhiễm điện dương
C Quả cầu B nhiễm điện âm
D Không xác định được
- Câu 2 : Giải thích hiện tượng sau: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
A Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
B Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc tiếp xúc với nhau vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
C Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện dương. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
D Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện âm. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra
- Câu 3 : Cọ xát mảnh nilong bằng miếng len, cho rằng mảnh nilong bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron?
A Miếng len nhận thêm electron
B Mảnh nilong nhận thêm electron
C Mảnh nilong mất bớt điện tích dương
D Miếng nilong mất bớt điện tích dương
- Câu 4 : Hãy lựa chọn phương án trả lời Sai (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:Khi các dụng cụ mắc nối tiếp thì?
A Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện bằng nhau
B Hiệu điện thế ở hai đầu các dụng cụ điện là như nhau nếu các dụng cụ điện hoàn toàn như nhau.
C Nếu dòng điện không đi qua dụng cụ điện này thì cũng không đi qua dụng cụ điện kia
D Cường độ dòng điện qua các dụng cụ điện không bằng nhau.
- Câu 5 : Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
A Nối một thanh kẽm với cực âm và nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện
B Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm rồi nối thanh kẽm với cực dương của nguồn điện.
C Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm và đun nóng dung dịch này một thời gian
D Nhúng cuộn dây thép trong dung dịch muỗi kẽm
- Câu 6 : Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:Trên bóng đèn có ghi còn số 220V trong thông tin dưới đây, thông tin nào là phù hợp nhất?
A 220V là hiệu điện thế định mức để bóng đèn điện có thể sáng bình thường.
B Được sử dụng bóng đèn điện nói trên với hiệu điện thế vượt quá giá trị 220V
C Khi thường xuyên sử dụng bóng đèn điện với hiệu điện thế trên 220V thì nó sẽ rất bền.
D Con số 220V không cần thiết phải ghi trên bóng đèn vì đèn dùng ở nguồn điện nào cũng sáng bình thường.
- Câu 7 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết rằng khi công tắc đóng thì đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không) ?
A Giữa hai điểm A và B ;
B Giữa hai điểm E và C ;
C Giữa hai điểm D và E ;
D Giữa hai điểm A và D
- Câu 8 : Vôn kế trong sơ đồ nào trong hình vẽ có số chỉ khác không ?
A Sơ đồ A
B Sơ đồ B
C Sơ đồ C
D Sơ đồ D
- Câu 9 : Nếu sơ ý chạm vào vật dẫn điện đang hoạt động thì sẽ có dòng điện chạy qua cơ thể người gây co giật, đó là do tác dụng nào của dòng điện?
A Tác dụng nhiệt
B Tác dụng từ
C Tác dụng hoá học
D Tác dụng sinh lí
- Câu 10 : Trong một mạch điện mà các bộ phận được mắc nối tiếp với nhau, nếu một bộ phận bị hỏng không cho dòng điện chạy qua thì các bộ phận còn lại sẽ:
A Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động bình thường
B Không có dòng điện chạy qua nên ngừng hoạt động
C Vẫn có dòng điện chạy qua và hoạt động mạnh thêm
D Vẫn có dòng điện chạy qua nhưng hoạt động yếu đi
- Câu 11 : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết các hiệu điện thế tại 2 điểm 2 và 3 của đèn 2 là U23 = 3V ; hiệu điện thế tại hai điểm 1 và 2 của đèn 1 là U12 = 3,5V. Hãy tính U13.
A 3,5V
B 3,25V
C 0,5V
D 6,5V
- Câu 12 : Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của :
A electron
B electron tự do
C điện tích
D điện tích âm
- Câu 13 : Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 0,5A đến 1A ta chọn dụng cụ nào dưới đây?
A Ampe kế có GHĐ 10 A
B Ampe kế có ĐCNN 0,5 A
C Ampe kế có GHĐ là 100m A
D Ampe kế có GHĐ 2A – ĐCNN 0,1 A
- Câu 14 : Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như :
A Điện thoại, quạt điện
B Mô tơ điện, máy bơm nước
C Bàn là điện, bếp điện
D Máy hút bụi, nam châm điện
- Câu 15 : Cho mạch điện khi K đóng, Ampe kế có số chỉ 0,2A ; Vôn kế V có số chỉ 6V (không đổi), vôn kế V1 chỉ 2,5V.a. Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng chạy qua đèn Đ1, Đ2b. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn.
A a) I1 = I2 = 0,2A
b) U2 = 3,5V
B a) I1 = I2 = 0,1A
b) U2 = 3,5V
C a) I1 = I2 = 0,2A
b) U2 = 8,5V
D a) I1 = I2 = 0,1A
b) U2 = 8,5V
- Câu 16 : Cho mạch điện gồm hai đèn mắc song song, biết số chỉ của ampe kế A đo cường độ dòng điện mạch chính là 0,4A ; của ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,1A, ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua đèn 2.a) Vẽ sơ đồ mạch điệnb) Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu ?
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi