Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10 (có đáp án): Tích cực...
- Câu 1 : Bạn N cho rằng chỉ cần học thôi không cần tham gia các hoạt động của lớp, trường tổ chức vì mất thời gian. Em có nhận xét gì về bạn N?
A. N là người vô cảm.
B. N là người không có trách nhiệm.
C. N là người chưa tích cực và tự giác trong các hoạt động tập thể.
D. N là người tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Câu 2 : Phương án nào sau đây là biểu hiện của tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
A. Dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm cùng mọi người.
B. Trốn tránh vệ sinh lớp học.
C. Chỉ mải học mà không tham gia việc lớp.
D. Đi chơi để trốn tham gia hoạt động của trường.
- Câu 3 : Vào dịp gần Tết, thôn em phát động mọi người trong thôn quét dọn đường làng ngõ xóm cho sạch đẹp. Các hộ trong thôn tích cực tham gia và hưởng ứng, chỉ có gia đình bà G là không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Nếu em là con của bà G em sẽ khuyên bà G như thế nào sau đây?
A. Để mẹ tự quyết định.
B. Khuyên mẹ không tham gia vì mất thời gian.
C. Không quan tâm.
D. Khuyên mẹ tham gia quét dọn cùng mọi người vì hoạt động chung.
- Câu 4 : Biểu hiện nào sau đây trái với tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
A. Nhận giúp đỡ bạn học kém trong lớp.
B. Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao của nhà trường.
C. Ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.
D. Tham gia viết báo tường nhân dịp 20/11.
- Câu 5 : Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thành câu sau: "Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài."
A. chủ động
B. tự ý thức
C. tự nhận thức
D. trốn tránh
- Câu 6 : Chọn cụm từ thích hợp để hoàn thành câu sau: "Tích cực là luôn luôn …học tập, làm việc và rèn luyện."
A. ý thức, tích cực, đồng cảm
B. cố gắng, ý thức, nhẫn nại
C. tích cực, vượt khó, can đảm
D. cố gắng, vượt khó, kiên trì
- Câu 7 : Phương án nào sau đây là nội dung ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
A. Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, được mọi người tôn trọng, quý mến.
B. Khiến bản thân trở nên vô cảm và cô độc.
C. Tạo nên những mối quan hệ phức tạp.
D. Gây thất thoát tiền bạc của xã hội.
- Câu 8 : Nhân dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp 6K có bạn D không tham gia viết báo tường cùng lớp vì lí do bận học. Trong tình huống này nếu là lớp trưởng lớp 6K em sẽ làm gì sau đây?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.
C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung.
D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.
- Câu 9 : Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào?
A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.
B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.
C. Bạn P là người có ý thức.
D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.
- Câu 10 : Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?
A. E là người vô trách nhiệm.
B. E là người vô tâm.
C. E là người ích kỷ.
D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1 Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2 Siêng năng, Kiên trì
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3 Tiết kiệm
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4 Lễ độ
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 Tôn trọng kỷ luật
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6 Biết ơn
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- - Đề thi học kì 1 môn GDCD 6 năm học 2016-2017
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 Sống chan hòa với mọi người