Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-20...
- Câu 1 : Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m2
B. N/m3
C. N. m3
D. kg/m3
- Câu 2 : Dụng cụ nào sau đây dùng để đo xác định thể tích của một vật ?
A. Thước
B. Lực kế
C. Cân
D. Bình chia độ
- Câu 3 : Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?
A. Thước
B. Lực kế
C. Cân
D. Bình chia độ
- Câu 4 : Hai lực cân bằng là hai lực
A. có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
- Câu 5 : Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là:
A. 50cm3
B. 84cm3
C. 34cm3
D. 134cm3
- Câu 6 : Lọ hoa nằm yên trên mặt bàn vì nó:
A. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
B. Không chịu tác dụng của lực nào.
C. Chịu tác dụng của trọng lực.
D. Chịu lực nâng của mặt bàn
- Câu 7 : Kéo vật trọng lượng 10N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 10N.
B. Lực ít nhất bằng 1N
C. Lực ít nhất bằng 100N.
D. Lực ít nhất bằng 1000N.
- Câu 8 : Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa:
A. Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml
B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
D. Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
- Câu 9 : Trọng lực có phương là :
A. Ngang
B. Thẳng đứng
C. Nghiêng trái
D. Nghiêng phải
- Câu 10 : Một vật ở mặt đất có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là
A. 0,45N
B. 4,5N
C. 45N
D. 4500N
- Câu 11 : Cho một hòn đá vào một bình chia độ có dung tích 200ml chứa sẵn 100ml nước, thấy mực nước dâng lên đến vạch 150ml. Thể tích của hòn đá là bao nhiêu ml ?
A. 200ml
B. 50ml
C. 150ml
D. 100ml
- Câu 12 : Trong các thao tác đo độ dài sau thao tác nào thực hiện sai ?
A. Ước lượng độ dài cần đo.
B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
C. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0.
D. Đặt mắt nhìn theo hướng chéo góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
- Câu 13 : Giới hạn của bình chia độ là:
A. Giá trị lớn nhất ghi trên bình.
B. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình
C. Giá trị giữa hai vạch chia trên liên tiếp trên bình
D. Tất cả đều sai.
- Câu 14 : Dùng cân Rôbécvan để cân một vật, khi kim cân nằm giữa bảng chia độ thì thấy bên đĩa cân kia gồm các quả cân sau: 500g, 250g, 50g, 5g. Hỏi khối lượng của vật đem cân là bao nhiêu gam?
A. 750g
B. 800g
C. 805g
D. 900g
- Câu 15 : Lực nào sau đây là lực đẩy?
A. Lực mà gió tác dụng vào thuyền
B. Lực tác dụng lên quả bưởi đang rơi
C. Lực của lò xo tác dụng vào quả nặng
D. Lực mà người bắn cung tác dụng vào dây cung
- Câu 16 : Trên vỏ túi Omo có ghi 500g, số đó chỉ gì?
A. Khối lượng túi Omo
B. Khối lượng bột giặt trong túi
C. Trọng lượng túi Omo
D. Tất cả đều sai
- Câu 17 : Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
- Câu 18 : Có thể dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. 1 bát gạo.
B. 1 viên phấn.
C. 1 hòn đá.
D. 1 cái kim.
- Câu 19 : Trọng lực là
A. Lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.
B. Lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật
- Câu 20 : Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số đó chỉ
A. Sức nặng của hộp thịt.
B. Thể tích của thịt trong hộp.
C. Khối lượng của cả hộp thịt.
D. Khối lượng của thịt trong hộp.
- Câu 21 : Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là
A. 450g.
B. 900g.
C. 500g.
D. 200g.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)