Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020 -...
- Câu 1 : Nêu cách khâu đột mau và khâu mũi thường?
A. Xuống kim mặt trái, lên kim mặt trái
B. Lên kim mặt trái, xuống kim mặt phải
C. Lên xuống kim bất kỳ mặt nào
D. Lên kim mặt phải, xuống kim mặt phải
- Câu 2 : Đầu các ngón tay của bao tay trẻ sơ sinh có dạng hình gì?
A. Hình tròn
B. Hình chữ nhật
C. Nửa đường tròn
D. Hình tam giác
- Câu 3 : Khâu viền nẹp hai mảnh mặt dưới vỏ gối là dạng khâu gì?
A. Khâu thường
B. Khâu mũi đột mau
C. Khâu vắt hoặc khâu thường
D. Khâu vắt hoặc mũi đột mau
- Câu 4 : Vải sợi thiên nhiên có tính chất như thế nào?
A. Ít thầm mồ hôi, ít bị nhàu
B. Giặt mau khô, hút ẩm thấp
C. Hút ẩm cao, giặt lâu khô
D. Ít thấm mồ hôi, khi đốt tro vón cục
- Câu 5 : Người béo và lùn nên mặc loại vải ra sao?
A. màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang
B. màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc
C. màu tối, mặt vải thô, kẻ sọc ngang
D. màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc
- Câu 6 : Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục ra sao?
A. áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng
B. may sát cơ thể, tay chéo
C. đường may dọc theo thân áo, tay chéo
D. kiểu may sát cơ thể, tay bồng
- Câu 7 : Khi chọn vải phù hợp cho trẻ em từ sơ sinh đến mẫu giáo ta chọn vải ra sao?
A. vải thô cứng, màu tối
B. vải mềm, dễ thấm mồ hôi, màu sắc đẹp
C. vải ít thấm mồ hôi, màu sắc đẹp
D. màu vải sáng, vải ít thấm mồ hôi
- Câu 8 : Mục đích của việc là (ủi) để làm gì?
A. làm quần áo thơm hơn
B. làm quần áo phẳng
C. làm quần áo lâu hỏng hơn
D. làm cho gián,bọ không cắn phá quần áo
- Câu 9 : Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ các dạng sợi có sẵn trong tự nhiên
B. Từ các dạng sợi do con người tạo ra
C. Từ sợi cây đay
D. Từ sợi tơ tằm
- Câu 10 : Khi khâu mũi thường (mũi tới) mũi kim cách nhau bao nhiêu cm?
A. 0,2
B. 0,3
C. 0,4
D. 0,5
- Câu 11 : Nêu vai trò của gia đình?
A. Nơi sinh ra, lớn lên, nơi ở hàng ngày
B. Nơi sinh ra, lớn lên, nơi ăn ngủ hàng ngày
C. Nơi sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho tương lai
D. Nơi sinh ra, lớn lên, nơi ở hàng ngày và cungcấp cho chúng ta nhiều thức ăn ngon
- Câu 12 : Mành có công dụng gì?
A. Che khuất, che bớt nắng, gió, tạo vẻ đẹp
B. Tăng vẻ sáng sủa cho căn phòng
C. Làm cho căn phòng có vẻ chật đi
D. Làm cho căn phòng tạo cảm giác rộng
- Câu 13 : Dụng cụ nào sau đây không dùng để cắm hoa trang trí?
A. Bình cắm
B. Bàn ủi
C. Bàn chông
D. Kéo
- Câu 14 : Vải sợi hóa học được dệt từ vật liệu nào?
A. Một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre, dầu mỏ, than đá...
B. Sợi bông, lanh, đay, gai...
C. Kén tằm, sợi len,...
D. Lông cừu
- Câu 15 : Khi trang trí cây cảnh cần chú ý điều gì sau đây?
A. Chậu phù hợp với cây, với vị trí cần trang trí
B. Cần nhiều cây cảnh trong phòng ngủ
C. Trang trí một chậu cây to trên kệ tủ
D. Trang trí cây ngay giữa lối đi
- Câu 16 : Người ta thường sử dụng nhóm lá nào sau đây để cắm hoa?
A. Lá trầu bà, lá đinh lăng, lá dương xỉ
B. Lá lưỡi hổ, lá điều, lá xoài
C. Lá bàng, lá râm bụt, lá măng
D. Lá lúa, lá tre, lá mía
- Câu 17 : Để tạo cảm giác gầy đi, cao lên nên chọn vải như thế nào?
A. Màu tối, sọc dọc
B. Màu sáng, sọc ngang
C. Màu sáng, sọc dọc
D. Màu tối, sọc ngang
- Câu 18 : Cắm hoa trang trí trên bàn ăn nên chọn dạng cắm nào?
A. Dạng thẳng đứng, bình cao, ít hoa
B. Dạng tỏa tròn, bình thấp, nhiều hoa
C. Dạng tỏa tròn, bình cao, nhiều hoa
D. Dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa
- Câu 19 : Đối với nhà ở miền núi, phần sàn có tác dụng gì?
A. Làm nhà bếp
B. Thờ cúng
C. Chứa dụng cụ lao động
D. Ở và sinh hoạt
- Câu 20 : Ý nào dưới đây không đúng khi nói về công dụng của gương?
A. Dùng để soi
B. Dùng để trang trí
C. Tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất
D. Tạo cảm giác rộng rãi cho căn phòng
- Câu 21 : Bước nào sau đây không có trong quy trình cắm hoa?
A. Cắt và cắm các cành phụ
B. Cắt và cắm các cành chính
C. Mua hoa tươi, cành tươi
D. Thêm cành và lá vào bình hoa
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 1 Các loại vải thường dùng trong may mặc
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 2 Lựa chọn trang phục
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 3 Thực hành: Lựa chọn trang phục
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 4 Sử dụng và bảo quản trang phục
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 5 Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 6 Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 7 Thực hành: Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 8 Ôn tập chương I - May mặc trong gia đình
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 15 Cơ sở của ăn uống hợp lý
- - Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm