Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa ha...
- Câu 1 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ.
Bỏ bớt một pin ra (dùng 1 pin) thì ta quan sát các hiện tượng nào kể sau:A. Số chỉ số của Vôn kế giảm bớt
B. Đèn Đ cháy sáng mạnh hơn trước
C. Số chỉ của ampe kế tăng lên
D. Cả A,B,C
- Câu 2 : Bóng đèn pin có ghi 3V được mắc vào mạch điện. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 3V.
B. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế thấp hơn 3V sẽ mau hỏng.
C. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế 3V thì đèn sẽ sáng bình thường
D. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế lớn hơn 3V có thể bị hỏng
- Câu 3 : Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn sẽ hoạt động như thế nào?
A. Sáng yếu hơn bình thường.
B. Sáng mạnh hơn bình thường.
C. Bị hỏng vì dây tóc nóng chảy và bị đứt.
D. Cháy sáng bình thường
- Câu 4 : Cho mạch điện như sơ đồ hình bên dưới. Biết rằng khi công tắc đóng, đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không) ?
A. Giữa hai điểm A và B
B. Giữa hai điểm E và C
C. Giữa hai điểm D và E
D. Giữa hai điểm A và D
- Câu 5 : Chọn câu trả lời đúng
Có nên sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức cho các thiết bị điện như máy vi tính, tivi, tủ lạnh? Giải thích vì sao?A. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm điện.
B. Có, vì sử dụng như vậy sẽ ăng tuổi thọ của thiết bị.
C. Không, vì sử dụng như vậy sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị.
D. Có hay không tùy từng thiết bị.
- Câu 6 : Cho mạch điện như hình vẽ.Khi công tắc K ngắt thì hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch khác không?
A. Giữa hai điểm D và E
B. Giữa hai điểm B và A
C. Giữa hai điểm D và C
D. Giữa hai điểm B và C
- Câu 7 : Chọn câu trả lời đúng. Khi gắn bóng đèn tròn có ghi 220V vào hiệu điện thế 110V. Hiện tượng nào sau đây xảy ra:
A. Đèn không sáng
B. Đèn lóe sáng rồi bị đứt
C. Đèn sáng yếu
D. Đèn sáng bình thường
- Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng. Có nên sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức cho các thiết bị điện như máy vi tính, tivi, tủ lạnh? Giải thích vì sao?
A. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm điện
B. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tăng tuổi thọ của thiết bị
C. Không, vì sử dụng như vậy sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị
D. Có hay không tùy từng thiết bị
- Câu 9 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Các dụng cụ đốt nóng bằng điện như bếp điện, bàn là ............ với hiệu điện thế ............ hiệu đện thế định mức.A. Không thể hoạt động, nhỏ hơn
B. Có thể hoạt động, nhỏ hơn
C. Có thể hoạt động, lớn hơn
D. Cả ba câu đều sai
- Câu 10 : Con số 220V ghi trên một bóng đèn có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế 220V
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V
C. Bóng đèn có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn là 220V
- Câu 11 : Hai bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện 9V, các bóng sáng bình thường. Khi đó:
A. Hiệu điện thế định mức của chúng đều là 9V.
B. Hiệu điện thế định mức của chúng bằng 4,5V.
C. Hiệu điện thế định mức của chúng là 3V và 6V.
D. Hiệu điện thế định mức của chúng là 7V và 2V.
- Câu 12 : Có một số nguồn điện loại: 6V, 9V, 12V, 16V và hai bóng đèn loại 6V - 3W. Để các đèn sáng bình thường thì phải:
A. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 9V.
B. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 6V.
C. Hai bóng song song với nguồn điện 12V.
D. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 12V.
- Câu 13 : Ba bóng cùng loại 3V - 2W đèn mắc nối tiếp. Biết các bóng sáng bình thường. Khi đó hiệu điện thế của toàn mạch có giá trị:
A. 7,5V
B. 6V
C. 9V
D. 15V.
- Câu 14 : Khi các dụng cụ dùng điện mắc nối tiếp, khi đó:
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ như nhau.
B. Dòng điện đi qua và hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ như nhau.
C. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ là giống nhau.
D. Hiệu điện thế như nhau, dòng điện không như nhau.
- Câu 15 : Điền từ vào chỗ chấm trong câu sau: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ...........các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
A. Bằng tổng
B. Bằng hiệu
C. Gấp đôi
D. Bằng nửa
- Câu 16 : Ba bóng đèn 6V- 3 W mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 6V . So sánh độ sáng của ba bóng đèn?
A. Ba đèn sáng như nhau
B. Một đèn sánh nhất
C. Một đèn sáng yếu nhất
D. Độ sáng ba đèn khác nhau
- Câu 17 : Một nguồn điện 12V và ba bóng đèn giống hệt nhau loại 4V. Để đèn sáng bình thường phải mắc các bóng như thế nào giữa hai cực của nguồn?
A. Mắc song song ba đèn
B. Mắc nối tiếp ba đèn
C. Mắc hỗn hợp hai đèn song song và nối tiếp với đèn còn lại
D. Mắc hỗn hợp hai đèn nối tiếp và song song với đèn còn lại.
- Câu 18 : Đối với mỗi bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì:
A. Dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn
B. Điện trở của mạch càng lớn
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng nhỏ
D. Dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi
- Câu 19 : Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị :
A. Cường độ dòng điện cực đại
B. Cường độ dòng điện định mức
C. Hiệu điện thế cực đại
D. Hiệu điện thế định mức
- Câu 20 : Phát biểu nào dưới đây cho biết ý nghĩa số vôn ghi trên một bóng đèn?
A. Nếu mắc vôn kế vào hai đầu bóng đèn thì trong mọi trường hợp số chỉ của vôn kế luôn bằng số vôn đó
B. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có trị số nhỏ hơn số vôn đó thì đèn sáng bình thường.
C. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có trị số lớn hơn số vôn đó thì đèn sáng bình thường
D. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có trị số bằng số vôn đó thì đèn sáng bình thường.
- Câu 21 : Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng.
B. Là giá trị của hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó
C. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường
D. Là giá trị của hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó
- Câu 22 : Trong trường hợp nào dưới đây không có hiệu điện thế (hay hiệu điện thế bằng 0)?
A. Giữa hai đầu một chuông điện đang reo.
B. Giữa hai đầu đèn LED đang sáng.
C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 3V đang để trong quầy bán đồ điện.
D. Giữa hai cực của một pin còn mới chưa mắc vào mạch.
- Câu 23 : Nối vôn kế với hai đầu bóng đèn tròn chưa sử dụng, trên bóng có ghi 220V
A. Vôn kế chỉ giá trị 110V
B. Vôn kế chỉ giá trị 220V
C. Vôn kế chỉ giá trị 0V
D. Vôn kế chỉ giá trị bất kì khác không
- Câu 24 : Một bóng đèn có ghi 2,5V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng?
A. 2,5V
B. 5V
C. 1V
D. Tất cả đều sai
- Câu 25 : Một bóng đèn có ghi 220V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng?
A. 220V
B. 110V
C. 250V
D. Tất cả đều sai
- Câu 26 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về hiệu điện thế?
A. Vôn kế luôn chỉ số 0 khi bóng đèn chưa mắc vào mạch điện.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng nhỏ thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng nhỏ.
- Câu 27 : Cho mạch điện như sơ đồ hình bên dưới. Biết rằng khi công tắc đóng, đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (hiệu điện thế khác không)?
A. Giữa hai điểm A và B
B. Giữa hai điểm E và C
C. Giữa hai điểm D và E
D. Giữa hai điểm A và D
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi