- Chuyển động ném ngang và ném xiên - Có lời giải...
- Câu 1 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \(\overrightarrow {{v_0}} \) từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều \(\overrightarrow {{v_0}} \), Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật:
A \(y = \frac{{g{x^2}}}{{2{v_0}}}\)
B \(y = \frac{{g{x^2}}}{{2v_0^2}}\)
C \(y = \frac{{g{x^2}}}{{v_0^2}}\)
D \(y = \frac{{2{v_0}}}{g}{x^2}\)
- Câu 2 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \(\overrightarrow {{v_0}} \) từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều \(\overrightarrow {{v_0}} \), Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Thời gian chuyển động của vật từ lúc ném đến lúc chạm đất xác định bằng biểu thức:
A \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
B \(t = \sqrt {\frac{h}{{2g}}} \)
C \(t = \sqrt {\frac{h}{g}} \)
D \(t = \sqrt {\frac{{2g}}{h}} \)
- Câu 3 : Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \(\overrightarrow {{v_0}} \) từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều \(\overrightarrow {{v_0}} \), Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Tầm xa L tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức:
A \({v_0}\sqrt {\frac{g}{h}} \)
B \({v_0}\sqrt {\frac{h}{g}} \)
C \({v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
D \({v_0}\sqrt {\frac{h}{{2g}}} \)
- Câu 4 : Một quả bóng bàn được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo bóng khi rời bàn ?
A
B
C
D
- Câu 5 : Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ vo. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng
A A chạm đất trước B
B cả hai chạm đất cùng lúc
C A chạm đất sau B
D chưa đủ thông tin để trả lời
- Câu 6 : Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu \(\overrightarrow {{v_0}} \), cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A Vật I chạm đất trước vật II.
B Vật I chạm đất sau vật II
C Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
D Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
- Câu 7 : Một người chạy bộ với vận tốc có độ lớn không đổi v xuyên qua một rừng thông. Khi người đó vừa chạy tới bên dưới một gốc thông thì có một trái thông từ cây đó rơi thẳng xuống từ độ cao h (bỏ qua ma sát). Hỏi khi trái thông vừa chạm xuống đất người chạy bộ cách trái thông một khoảng là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 8 : Chọn câu sai. Từ một máy bay chuyển động đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí.
A Người đứng trên mặt đất nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol.
B Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol.
C Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng.
D Khi vật rơi tới đất thì máy bay ở ngay phía trên vật.
- Câu 9 : Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào:
A m và v0.
B m và h
C v0 và h
D m, v0 và h.
- Câu 10 : Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có
A Phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.
B Phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.
C Phương thẳng đứng, chiều lên trên.
D Phương thẳng đứng, chiều xuống dưới.
- Câu 11 : Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có v = 100m/s. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất.
- Câu 12 : Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2km với v = 504km/h. Hỏi viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu ( theo phương ngang) bao nhiêu để bơm rơi trúng mục tiêu?, lấy g = 10m/s2.
- Câu 13 : Từ độ cao h = 80m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v0 = 20m/s. Xác định vị trí và vận tốc của quả cầu khi chạm đất. Cho rằng sức cản của KK không đáng kể, g = 10m/s2
- Câu 14 : Một vật được ném thẳng đứng xuống dưới từ vị trí cách mặt đất 30m, v0 = 5m/s, lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.b) Vận tốc của vật lúc chạm đất.
- Câu 15 : Từ sân thượng cao 20m một người đã ném một hòn sỏi theo phương ngang với v0 = 4m/s, g = 10m/s2.a/ Viết pt chuyển động của hòn sỏi theo trục Ox, Oy.b/ Viết pt quỹ đạo của hòn sỏi.c/ Hòn sỏi đạt tầm xa bằng bao nhiêu? Vận tốc của nó khi vừa chạm đất.
- Câu 16 : Một vật được ném ngang ở độ cao 20m và lúc chạm đất có v = 25m/s, g = 10m/s2. Tìm vận tốc đầu thả vật.
- Câu 17 : Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h = 80m, có tầm ném xa là 120m. Bỏ qua sức cản KK, g = 10m/s2. Tính vận tốc ban đầu và vận tốc của vật lúc chạm đất.
- Câu 18 : Một người đứng ở độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2. Ném 1 hòn đá theo phương ngang. Tính thời gian hòn đá chạm đất?.
- Câu 19 : Từ một đỉnh tháp cao 80m, một vật nhỏ được ném theo phương ngang với v0 = 20m/s, g = 10m/s2.a/ Vật chạm đất cách chân tháp bao xa.b/ Tính tốc độ chạm đất của vật.
- Câu 20 : Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với v = 57,6km/h, g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát.a/ Viết pt gia tốc, vận tốc và pt toạ độ theo thời gian.b/ Xác định độ cao cực đại của vật.c/ Xác định khoảng thời gian từ khi ném đến khi vật rơi trở lại mặt đất.d/ Tìm vận tốc của vật khi vừa chạm đất.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do