Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch mắc...
- Câu 1 : Hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong hình vẽ, không mắc nối tiếp với nhau?
A Sơ đồ A
B Sơ đồ B
C Sơ đồ C
D Sơ đồ D
- Câu 2 : Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, amppe kế \({A_1}\) có số chỉ \(0,35A\). Hãy cho biết: Số chỉ của ampe kế \({A_2}\) và cường độ dòng điện qua các đèn Đ1 và Đ2.
A Số chỉ của ampe kế \({A_2}\) là \(0,35A\)
Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là \(0,175A\)
B Số chỉ của ampe kế \({A_2}\) là \(0,35A\)
Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là \(0,35A\)
C Số chỉ của ampe kế \({A_2}\) là \(0,175A\)
Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là \(0,35A\)
D Số chỉ của ampe kế \({A_2}\) là \(0,75A\)
Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 là \(0,175A\)
- Câu 3 : Trong mạch điện có sơ đồ như trên hình vẽ, các ampe kế có số chỉ được ghi tương ứng trên hình vẽ là \({I_1},{I_2},{I_3}\). Giữa các số chỉ này có mối quan hệ nào dưới đây?
A \({I_1} > {I_2} > {I_3}\)
B \({I_1} < {I_2} < {I_3}\)
C \({I_1} = {I_2} = {I_3}\)
D \({I_{1}} = {I_2} \ne {I_3}\)
- Câu 4 : Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình vẽ. Khi công tắc \(K\) đóng, ampe kế có số chỉ là \(I = 0,25A\); vôn kế \(V\) có số chỉ là \(U = 5,8V\); vôn kế \({V_1}\) có số chỉ \({U_{1}} = 2,8V\). Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là:
A \(5,8V\)
B \(2,8V\)
C \(3V\)
D \(8,6V\)
- Câu 5 : Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình vẽ. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng đối với hai bóng đèn được mắc trong mạch điện này?
A Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ2 vì đèn Đ1 được mắc ở gần cực dương của nguồn điện hơn và do đó dòng điện chạy tới đèn này trước.
B Cường độ dòng điện chạy qua hai đèn có thể khác nhau tùy theo loại dây nối tới mỗi cực của nguồn điện là như nhau hay khác nhau.
C Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ1 vì đèn Đ2 được mắc ở gần cực âm và do đó có nhiều êlectron chạy tới hơn.
D Cường độ dòng điện chạy qua hai hai đèn là như nhau.
- Câu 6 : Hai bóng đèn trong các mạch điện có sơ đồ nào dưới đây không mắc song song với nhau?
A Sơ đồ A
B Sơ đồ B
C Sơ đồ C
D Sơ đồ D
- Câu 7 : Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song, thì giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mối quan hệ nào dưới đây?
A Cường độ dòng diện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
B Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ
C Cường độ dòng điện mạch chính bằng cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ
D Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
- Câu 8 : Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây?
A Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
B Mắc vôn kế nôi tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
C Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
D Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
- Câu 9 : Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau cùng ghi 3V được mắc song song vào mạch với nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, mỗi pin có ghi 1,5V. Nếu tháo bỏ bớt đèn Đ2 đi thì đèn Đ1 còn lại sẽ có độ sáng thay đổi như thế nào?
A Đèn Đ1 vẫn sáng bình thường như trước
B Đèn Đ1 sáng yếu hơn so với trước
C Đèn Đ1 không sáng
D Đèn Đ1 sáng mạnh hơn so với trước
- Câu 10 : Có một nguồn điện 6V, một bóng đèn Đ1 có ghi 6V và một bóng đèn Đ2 có ghi 12V. Có thể mắc hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho như thế nào để cả hai bóng đèn đồng thời sáng bình thường ?
A Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho
B Mắc song song hai bóng đèn này vào nguồn điện đã cho
C Mắc nối tiếp đèn Đ1 với nguồn điện thành một đoạn mạch rồi mắc đèn Đ2 song song với đoạn mạch này.
D Không có cách mắc nào.
- Câu 11 : Các bóng đèn dùng trong gia đình được mắc song song là vì lí do nào dưới đây?
A Để các đèn luôn sáng bình thường.
B Để dễ dàng mắc mạch điện hơn
C Để khi một bóng đèn hỏng (đứt dây tóc) thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường
D Để có thể trang trí các phòng ở đẹp hơn bằng các mạch điện với các bóng đèn.
- Câu 12 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽa) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V, hãy cho biết hiệu điện thế U2 giữa hai đầu đèn Đ2.b) Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I = 0,45A và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1
A a, 2,8V; b, 0,45A
B a, 2,8V; b, 0,22A
C a, 2,8V; b, 0,23A
D a, 5,6V; b; 0,23A
- Câu 13 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó vôn kế chỉ U = 3V, ampe kế A chỉ I = 0,6A, ampe kế A1 chỉ I1 = 0,32A a) Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2b) Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đènc) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
A a, 0,6A; b, 3V; c, 0,38A
B a, 0,28A; b, 1,5V; c, 0,32A
C a, 0,32V; b, 1,5V; c, 0,38A
D a, 0,28A; b, 3V; c, 0,38A
- Câu 14 : Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, ampe kế có số chỉ I = 0,54 A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2. a) Hãy tính cường độ dòng điện I1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2.b) Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2.
A a, I1 = 0,54A, I2 = 0,27A; b, U1 < U2
B a, I1 = 0,36A, I2 = 0,18A; b, U1 = U2
C a, I1 = 0,36A, I2 = 0,18A; b, U1 > U2
D a, I1 = 0,18A, I2 = 0,09A; b, U1 = U2
- Câu 15 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó ampe kế có số chỉ \(0,35A\), hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là \({U_{12}} = 3,2V\) và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là \({U_{23}} = 2,8V\). Hãy: a) Tính cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và và đi qua đèn Đ2b) Tính hiệu điện thế \({U_{13}}\) giữa hai đầu ngoài cùng của hai đèn Đ1 và Đ2
A \(a,\,\,0,35A;\,\,{\rm{ }}b,\,\,6V\)
B \(a,0,175A;{\rm{ }}b,6V\)
C \(a,0,35A;{\rm{ }}b,0,4V\)
D \(a,0,175A;{\rm{ }}b,3V\)
- Câu 16 : Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình vẽ. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là \(I = 0,25A\); vôn kế \(V\) có số chỉ là \(U = 5,8V\); vôn kế \({V_1}\) có số chỉ \({U_{1}} = 2,8V\) a) Tính cường độ dòng điện \({I_1},{I_2}\) tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.b) Tính hiệu điện thế \({U_2}\) giữa hai bóng đèn Đ1 và Đ2c) Độ sáng nào của các đèn sẽ thay đổi như thế nào nếu thay nguồn điện đã cho bằng một nguồn điện khác sao cho số chỉ của vôn kế \(V\) là \(6V\)?
A a, \({I_1} = {I_2} = 0,25A\); b, \({U_2} = 3,0V\); c, tăng lên
B a, \({I_1} = {I_2} = 0,25A\); b, \({U_2} = 3,0V\); c, giảm đi.
C a, \({I_1} = 0,125A;{I_2} = 0,125A\); b, \({U_2} = 8,6V\); c, tăng lên
D a, \({I_1} = 0,125A;{I_2} = 0,125A\); b, \({U_2} = 8,6V\); c, giảm đi.
- Câu 17 : Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình vẽ trong đó vôn kế \(V\) có số chỉ \(6,2V\); vôn kế \({V_1}\) có số chỉ \(3,2V\). Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2.
A \(6,2V\)
B \(3,2V\)
C \(3V\)
D \(9,4V\)
- Câu 18 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có hiệu điện thế là \(3V\).a) Khi công tắc \(K\) mở, các vôn kế \(V\) và\({V_1}\) có số chỉ \({U_m}\) và \({U_{1m}}\) tương ứng là bao nhiêu?b) Khi công tắc \(K\) đóng, vôn kế \(V\) chỉ \({U_d} = 2,5V\), vôn kế \({V_1}\) chỉ \({U_{1d}} = 1,5V\). Tính số chỉ \({U_{2d}}\) của vôn kế \({V_2}\) khi đó.
A \(a,{U_m} = 3V,{U_{1m}} = 0;{\rm{ }}b,{U_2}_d = 1V\)
B \(a,{U_m} = 3V,{U_{1m}} = 3V;{\rm{ }}b,{U_2}_d = 1V\)
C \(a,{U_m} = 0V,{U_{1m}} = 3V;{\rm{ }}b,{U_2}_d = 1V\)
D \(a,{U_m} = 3V,{U_{1m}} = 0;{\rm{ }}b,{U_2}_d = 4V\)
- Câu 19 : Một đèn để bàn và một quạt điện đều có ghi 220V.a) Khi mắc đèn và quạt này vào cùng một ổ lấy điện ở gia đình, thì chúng được mắc với nhau như thế nào?b) Hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện phải có giá trị là bao nhiêu để đèn và quạt hoạt động bình thường khi mắc chúng như trên?
A a, song song; b, 110V
B a, song song; b, 220V
C a, nối tiếp; b, 110V
D a, nối tiếp; b, 220V
- Câu 20 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó vôn kế V có số chỉ \(5,8V\); vôn kế \({V_1}\) có số chỉ \(3,0V\). Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2.
A \(5,8V\)
B \(3,0V\)
C \(2,8V\)
D \(8,8V\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi