Đề thi online - Đường tròn - Có lời giải chi tiết
- Câu 1 : Em hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2R, kí hiệu \(\left( O;R \right)\) .
B Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu \(\left( O;R \right)\).
C Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng \(\frac{R}{2}\) kí hiệu \(\left( O;R \right)\)
D Hình tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu \(\left( O;R \right)\)
- Câu 2 : Cho đường tròn \(\left( O;2cm \right)\), với điều kiện nào dưới đây thì điểm A nằm trên đường tròn đó:
A \(OA=2cm\)
B \(OA>2cm\)
C \(OA\ge 2cm\)
D \(OA<2cm\)
- Câu 3 : Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về khái niệm của đường tròn:
A Đường tròn \(\left( O;R \right)=\left\{ M|OM<R \right\}\)
B Đường tròn \(\left( O;R \right)=\left\{ M|OM>R \right\}\)
C Đường tròn \(\left( O;R \right)=\left\{ M|OM\le R \right\}\)
D Đường tròn \(\left( O;R \right)=\left\{ M|OM=R \right\}\)
- Câu 4 : Cho \(\left( A;2cm \right)\) và \(\left( B;3cm \right)\) cắt nhau như hình vẽ:Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai:
A \(A\text{D}=A\text{E}=2cm\)
B \(B\text{D}=BC=3cm\)
C \( DC\) là dây cung của \(\left( A;2cm \right)\) và \(\left( B;3cm \right)\)
D \(BE=BC=3cm\)
- Câu 5 : Cho hai đường tròn (O; 1cm) và (A; 1cm) cắt nhau tại C và D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.a) Vẽ đường tròn (C; 1cm).b) Vì sao đường tròn (C; 1cm) đi qua hai điểm O và A?
- Câu 6 : Cho AB = 5cm.a) Những điểm cách A một khoảng 2,5cm thì nằm ở đâu? Những điểm cách B một khoảng 1cm thì nằm ở đâu?b) Có điểm nào vừa cách A một khoảng 2,5cm và vừa cách B một khoảng 1cm không?
- Câu 7 : Cho AB = 6cm. Vẽ đường tròn (A; 4cm) và (B; 3cm), hai đường tròn này cắt nhau tại C và D. Gọi F là giao điểm của (A; 4cm) và AB, E là giao điểm của (B; 3cm) và AB.a) Tính AC, BD.b) Chứng tỏ E là trung điểm của AB.c) Tính EF.
A a) \( AC= 4cm ; BD= 3cm\)
c) \(EF = 1cm\)
B a) \( AC= 4cm ; BD= 4cm\)
c) \(EF = 1cm\)
C a) \( AC= 4cm ; BD= 3cm\)
c) \(EF = 5cm\)
D a) \( AC= 2cm ; BD= 2cm\)
c) \(EF = 1cm\)
- Câu 8 : Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Gọi O là trung điểm của AB. Vẽ đường tròn (O; 1cm) cắt OA tại M, cắt OB tại N.a) Chứng tỏ rằng M là trung điểm của đoạn thẳng OA, N là trung điểm của đoạn thẳng OB.b) Xác định trên đoạn thẳng AB một điểm là tâm của một đường tròn bán kính 2cm đi qua O sao cho điểm N nằm trong đường tròn đó còn điểm M nằm ngoài đường tròn đó.c) Đường tròn nói trong câu b cắt (O; 1cm) tại C và D. Hãy so sánh tổng BC + CO với BM.
A BC + CO > BM
B BC + CO = BM
C BC + CO < BM
D Không so sánh được
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1 Mở rộng khái niệm về phân số
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2 Phân số bằng nhau
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3 Tính chất cơ bản của phân số
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4 Rút gọn phân số
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5 Quy đồng mẫu số nhiều phân số
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6 So sánh phân số
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1 Tập hợp và phần tử của tập hợp
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5 Phép cộng và phép nhân
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2 Tập hợp các số tự nhiên
- - Trắc nghiệm Toán 6 Bài 8 Chia hai lũy thừa cùng cơ số