Cảm nhận của anh/chị về sự thức tỉnh của nhân vật...
Câu hỏi: Cảm nhận của anh/chị về sự thức tỉnh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).Từ đó liên hệ với sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét tình cảm nhân đạo của hai nhà văn.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
Cảm nhận về sự thức tỉnh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân* Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.
Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
=> Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Hơi rượu:
+ Uống cả hũ rượu
+ Uống ực từng bát
-> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ.
* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:
(+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
- Sức sống tiềm tàng:
+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
(+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy
- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
(+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:
- Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
(+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:
- Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.
-> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
=> Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.
Liên hệ với sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau đêm gặp Thị Nở*Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
- Chí Phèo là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.
*Sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:
- Chí tỉnh rượu, nhận thức về cuộc sống xung quanh
- Chí nhận thức được tình cảnh của bản thân mình
- Chí thức tỉnh tính người, khao khát yêu thương, khao khát được làm người lương thiện
*So sánh:
- Giống nhau:
+Hai nhân vật bi kịch
+Sự thức tỉnh của 2 nhân vật đều là sự thức tỉnh sau một quá trình sống trong bi kịch
- Khác nhau:
+ Vợ chồng A Phủ:
++ Sự thức tỉnh của Mị là sự thức tỉnh của sức sống tiềm tàng, khao khát được sống một cuộc đời tự do
++ Sau quá trình thức tỉnh này nhân vật đã tìm được lối thoát cho mình
+ Chí Phèo:
++ Sự thức tỉnh của Chí là sự thức tỉnh tính người, thức tỉnh sau bi kịch bị tha hóa về nhân hình và nhân tính
++ Sau quá trình thức tỉnh nhân vật lại bước tiếp vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người => nhân vật chưa tìm được lối thoát cho mình.
- Lí giải:
+ Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài viết sau Cách mạng tháng Tám, chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan tích cực sau Cách mạng
+ Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, nhân vật được xây dựng bằng bút pháp điển hình hóa, tuân thủ chặt chẽ nhân sinh quan của chủ nghĩa hiện thực.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn 2019 - trường THPT chuyên Bắc Ninh - lần 3 (có lời giải chi tiết)