Cường độ dòng điện Hiệu điện thế
- Câu 1 : Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.4 được mắc đúng?
A Sơ đồ a
B Sơ đồ b
C Sơ đồ c
D Sơ đồ a và c
- Câu 2 : Trong những trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế) ?
A Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng ;
B Giữa hai cực của pin còn mới ;
C Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin ;
D Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy.
- Câu 3 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết rằng khi công tắc đóng thì đèn sáng. Hỏi khi công tắc ngắt thì giữa hai điểm nào có hiệu điện thế (khác không) ?
A Giữa hai điểm A và B ;
B Giữa hai điểm E và C ;
C Giữa hai điểm D và E ;
D Giữa hai điểm A và D
- Câu 4 : Vôn kế trong sơ đồ nào trong hình vẽ có số chỉ khác không ?
A Sơ đồ A
B Sơ đồ B
C Sơ đồ C
D Sơ đồ D
- Câu 5 : Giới hạn đo của vôn kế này là
A 5V
B 1V
C 45V
D 0V
- Câu 6 : Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
A Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn
B Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện
C Trên mặt đụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA
D Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
- Câu 7 : Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai, khi sử dụng ampe kế:1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất.3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện.4. Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng qui tắc5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.6. Mắc dụng cụ đo xen vào 1 vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc với cực (+) của nguồn điện, còn chốt (-) được mắc về phía cực âm.7. Ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo đượcKhi sử dụng ampe kế để tiến hành một phép đo thì cần thực hiện những thao tác nào nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?
A
\(1 \to 2{\rm{ }} \to {\rm{ }}3{\rm{ }} \to 4{\rm{ }} \to 7\)
B
\(5 \to 6 \to 1 \to 4 \to 7\)
C \(2 \to 6 \to 1 \to 4 \to 7\)
D \(3 \to 1 \to 2 \to 4 \to 7\)
- Câu 8 : Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây:
A
Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A
B
Dòng điện đi qua đèn điot phát quang có cường độ là 0,28mA
C
Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A
D Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A
- Câu 9 : Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
A
314mV
B
1,52V
C
3,16V
D 5,8V
- Câu 10 : Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây?
A
Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang mắc trong mạch điện kín
B
Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó
C
Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở
D Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện
- Câu 11 : Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0?
A
Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm
B
Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C
Giữa hai cực của một pin còn mới
D Giữa hai đầu bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch
- Câu 12 : Dưới đây là một số thao tác đúng hoặc sai khi sử dụng vôn kế:1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 02. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất3. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế. trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện4. Đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo6. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế. trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện7. Ghi lại giá trị vừa đo đượcKhi sử dụng vôn kế để tiến hành đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện khi chưa được mắc vào mạch, thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo thứ tự nào dưới đây?
A
1 → 2 → 3 → 4 → 7
B
5 → 1 → 3 → 4 → 7
C
5 → 6 → 1 → 4 → 7
D 1 → 5 → 3 → 4 → 7
- Câu 13 : Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây?
A
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm
B
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần
C
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần
D Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi
- Câu 14 : 55mA bằng:
A
0,55A
B
0,055A
C
5,5A
D 55000A
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi