Đề kiểm tra hết học kỳ I vật lý 12 trường THPT Trầ...
- Câu 1 : Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1= 3cm thì vận tốc của vật là v1= 40cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2= 50cm/s. Tần số của dao động điều hòa là
A 10( Hz).
B 5/π(Hz).
C π(Hz) .
D 10/π(Hz).
- Câu 2 : Một khung dây điện phẳng gồm 10 vòng dây hình vuông cạnh 10cm, có thể quay quanh một trục nằm ngang ở trong mặt phẳng khung, đi qua tâm O của khung và song song với cạnh của khung. Cảm ứng từ B tại nơi đặt khung B = 0,2T và khung quay đều 300vòng/phút. Biết điện trở của cả khung kín là 5Ω. Cường độ cực đại của dòng điện cảm ứng trong mạch là
A 0,628A
B 6,280A.
C 0,09A.
D 0,126A
- Câu 3 : Lượng năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm trong một đơn vị thời gian gọi là
A Cường độ âm
B độ to của âm.
C năng lượng âm
D mức cường độ âm
- Câu 4 : Chu kì dao động của con lắc đơn là:
A
\[T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \]B
\[T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \]C
\[T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \]D
\[T = \sqrt {\frac{g}{l}} \] - Câu 5 : Con lắc lò xo dao động điều hòa khi gia tốc a của con lắc là
A a= 4x
B a =-2x.
C a= 2x2.
D a = -4x2.
- Câu 6 : Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của ngoại lực thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động
A với tần số lớn hơn tần số riêng.
B với tần số bằng tần số riêng.
C với tần số nhỏ hơn tần số riêng.
D không còn chịu tác dụng của ngoại lực
- Câu 7 : Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 4 cos(5πt)(cm). Dao động của chất điểm có biên độ là
A 8cm.
B 10cm.
C 4cm.
D 20cm.
- Câu 8 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa. Dao động thứ nhất làx1= 4cos(πt+π/2)cm, dao động thứ hai có dạng x2 = A2cos(πt +φ2). Biết dao động tổng hợp là \[x = 4\sqrt 2 \cos (\pi t + \pi /4)cm\]. Tìm dao động thứ hai
A x2 =4cos(πt – π/3)cm.
B x2 =4cos(πt )cm.
C x2 =4cos(πt + π)cm.
D x2 =4cos(πt – π/2)cm.
- Câu 9 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi , khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A 2λ
B λ/4
C λ/2
D λ.
- Câu 10 : Chọn phương án Sai : Dòng điện xoay chiều
A Truyền qua cuộn cảm dễ dàng hơn so với dòng điện không đổi
B Truyền qua được tụ điện và càng khó qua nếu tần số giảm
C Được sử dụng rộng rãi hơn dòng diện một chiều
D Có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian
- Câu 11 : Một vật dao động điều hòa với chu kì T =π/10(s) và đi được quãng đường 40cm trong một chu kì dao động. Gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = 8cm bằng
A 32cm/s2.
B -32cm/s2
C 32m/s2
D -32m/s2.
- Câu 12 : Tần số dòng điện của mạng điện dân dụng Việt Nam là
A 50Hz.
B 100Hz.
C 60Hz.
D 120Hz.
- Câu 13 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện qua tụ điện có giá trị lần lượt là 40V; 1A. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện qua tụ điện có giá trị lần lượt là 50V; 0,6A. Dung kháng của mạch có giá trị là
A 37,5Ω
B 30Ω
C 40Ω
D 50Ω
- Câu 14 : M, N và P là 3 vị trí cân bằng liên tiếp trên một sợi dây đang có sóng dừng mà các phần tử tại đó dao động với cùng biên độ bằng\(\sqrt 3 \)cm. Biết vận tốc tức thời của hai phần tử tại N và P thỏa mãn vN.vP ≥ 0; MN =40cm, NP =20cm; tần số góc của sóng là 20rad/s. Tốc độ dao động của phần tử tại trung điểm của NP khi sợi dây có dạng một đoạn thẳng bằng
A
\(40\sqrt 3 m/s\)B 40m/s
C
\(40\sqrt 3 cm/s\)D 40cm/s
- Câu 15 : Hai con lắc đơn có khối lượng như nhau, cùng dao động điều hòa với biên đọ nhỏ trong hai mặt phẳng thẳng đứng song song nhau. Biết chu kì con lắc thứ nhất gấp 2 lần chu kì con lắc thứ hai, biên độ của con lắc thứ hai gấp 3 lần biên độ của con lắc thứ nhất. Chọn mốc thế năng của mỗi con lắc ở vị trí cân bằng của chúng. Tại một thời điểm nào đó, hai con lắc có cùng li độ, đồng thời động năng con lắc thứ nhất gấp 3 lần thế năng của nó. Tỷ số giữa tốc độ của con lắc thứ hai và con lắc thứ nhất tại thời điểm đó bằng:
A
\[\sqrt {\frac{{35}}{3}} \]B
\[\frac{{140}}{3}\]C
\[\sqrt {\frac{{140}}{3}} \]D
\[\frac{{35}}{3}\] - Câu 16 : Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng là 10 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g dao động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g =10 m/s2. Đưa vật nhỏ của con lắc tới vị trí để lò xo bị nén 5cm rồi buông nhẹ, đồng thời cho đồng hồ bấm giây bắt đầu chạy. chọn mốc tính thế năng ứng với trạng thái lò xo không biến dạng. khi lò xo không biến dạng lần thứ hai( kể từ khi buông vật), cơ năng của con lắc và số chỉ của đồng hồ là
A 1,5mJ và 0,471s
B 2,5mJ và 0,524s.
C 1,5mJ và 0,524s.
D 2,5mJ và 0,471s
- Câu 17 : Hai nguồn sóng A và B trên mặt nước đặt cách nhau 1m dao động cùng tần số f =100Hz, đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng v = 20 m/sa, Tính bước sóng λb, Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong khoảng AB
- Câu 18 : Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang có K =100N/m; m =100g và biên độ A = 4cm. Tại t = 0 vật qua vị trí x = 2cm theo chiều dươnga, Tìm chu kì dao động?b, Viết phương trình dao động.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất