Bài 55-56: Ôn tập: Năng lượng và vật chất - Khoa học lớp 4

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 55-56: Ôn tập: Năng lượng và vật chất được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bóng của chiếc cọc thay đổi như thế nào theo thời gian trong ngày (sáng, trưa, chiều) ?

Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây. Buổi trứa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông. Bóng của chiếc cọc thay đổi như thế nào theo thời gian trong ngày sáng, trưa, chiều khi vị trí của mặt trời thay đổi.

Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?

Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt

Ví dụ: Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

Những chứng thí nghiệm được thể hiện trong các hình dưới đây nhằm minh điều gì ?

Thí nghiệm 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra Thí nghiệm 2: Nước không có hình dạng nhất định Thí nghiệm 3: Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật

Sau một thời gian, theo bạn cốc nước nào còn lạnh hơn?

Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

So sánh tính chất của nước ở các thể : lỏng, khí, rắn dựa trên bảng sau:

  NƯỚC Ở THỂ LỎNG NƯỚC Ở THỂ KHÍ NƯỚC Ở THỂ RẮN Có mùi không ? Không Không Không Có nhìn thấy bằng mắt thường không ? Có   Có Có hình dạng nhất định không ? Không Không Có   NƯỚC Ở THỂ LỎNG NƯỚC Ở THỂ KHÍ NƯỚC Ở THỂ RẮN Có mùi không ? Không Không Không Có nhìn thấy bằng mắt thường không ? Có   Có Có

Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí

Tham khảo một số ảnh dưới đây:

Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?

Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

Vẽ lại sơ đồ sau vào vở rồi điền các từ : bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho thích hợp

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 55-56: Ôn tập: Năng lượng và vật chất - Khoa học lớp 4 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!