Đăng ký

Tổng quan về hệ sinh thái - các kiểu hệ sinh thái cơ bản trên Trái Đất

Tổng quan về hệ sinh thái - các kiểu hệ sinh thái cơ bản trên Trái Đất

Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hệ sính thái cũng như các thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái cơ bản. Các bạn có tòm mò không, nếu có hãy cùng chúng tôi khám phá nhé! 

Mô hình sinh thái

I. Khái niệm hệ sinh thái

    1. Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). HST bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. HST có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi HST có một không gian đặc biệt, và có giới hạn. Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành tinh là một HST.

Ví dụ về HST:  rừng mưa nhiệt đới, HST nước ngọt, nước mặn, savan, đồng cỏ…

    2. Các yếu tố tác động

  • Bên ngoài như khí hậu, vật liệu gốc tạo thành đất, địa hình và thời gian, tất cả đều có ảnh hưởng lên HST. Tuy nhiên, những yếu tố bên ngoài này, tự chúng không bị ảnh hưởng bởi HST. HST không phải là cố định: chúng có thể bị nhiễu loạn định kỳ và thường ở trong quá trình hồi phục từ những nhiễu loạn trong quá khứ và tiến đến cân bằng.
  • Bên trong: chúng không chỉ kiểm soát các quá trình HST mà còn được kiểm soát bởi chính HST. Một cách khác để nói điều này là các yếu tố bên trong phải chịu tác động từ các vòng phản hồi. Do đó, chúng thường phải chịu ảnh hưởng từ các vòng phản hồi. Mặc dù đầu vào tài nguyên thường được kiểm soát bởi các quy trình bên ngoài như khí hậu và lớp đá mẹ, nhưng sự sẵn có của các tài nguyên này trong hệ sinh thái được kiểm soát bởi các yếu tố bên trong như quá trình phân hủy, cạnh tranh rễ hoặc che bóng. Các yếu tố khác như nhiễu loạn, sự kế thừa hoặc các loài đang có mặt cũng là nhũng ví dụ của yếu tố bên trong.

    3. Các thành phần cấu trúc

  • Các nhân tố vô sinh:

 - Gồm khí hậu, ánh sáng, đất, nước…

- Chất vô cơ: các loại muối khoáng, khí CO2, O2…

- Chất hữu cơ: Chất mùn, bã…

  • Các nhân tố hữu sinh:

- Sinh vật sản xuất: đa số là sinh vật tự dưỡng (chủ yếu là thực vật).

- Sinh vật tiêu thụ: chia thành 3 cấp:

+ Sinh vật tiêu thụ bậc I: Động vật ăn cỏ

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 II: Động vật ăn động vật.

+ Sinh vật tiêu thụ cấp III: là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ cấp 2.

- Sinh vật phân giải: Nấm, vi khuẩn có trong nước, bùn đáy hay gọi chung là các vi sinh vật.

II. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất

    1. Hệ sinh thái tự nhiên

a, Trên cạn: gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới.

b, Dưới nước:

  • Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả nước lợ): HST rừng ngập mặn, rạn san hô, …. và HST vùng biển khơi ( hay còn gọi là hệ sinh thái biển).
  • Hệ sinh thái nước ngọt: gồm HST nước đứng và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

    2. Hệ sinh thái nhân tạo

  • Con người phải bổ sung năng lượng cho HST nhân tạo để duy trì trạng thái cân bằng.
  • HST nhân tạo là HST đơn giản về thành phần, đồng nhất về cấu trúc→kém bền vững, dễ bị phá vỡ→HST kép kín trong chu trình chuyển hóa vật chất, chưa cân bằng.

Ví dụ điển hình như hệ sinh thái nông nghiệp

  • Định nghĩa: HST nông nghiệp là HST do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của HST, là đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các HST nhân tạo do lao động của con người tạo ra.
  • Ví dụ về hệ sinh thái: Nông trường, hợp tác xã, nông trại, làng xóm,...
  • HST nông nghiệp là đối tượng hoạt động của nông nghiệp nhằm sản xuất lương thực, thực phẩm.

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Tại sao nói HST biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Trả lời:  Vì qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ của quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng . Trong đó , quá trình đồng hóa tổng hợp các chất hữu cơ , sử dụng năng lượng mặt trời cho do các sinh vật tự dương trong HST thực hiện và quá trình dị hóa do các sinh vật thực hiện.

Câu 2:  Để nâng cao tính ổn định của HST nhân tạo con người cần phải làm gì?

Trả lời:

  • Độc canh được thay bằng phương pháp luân canh, trồng xen, trồng gối vụ
  • Sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tăng cường quay vòng chất hữu cơ để làm tăng loại chuỗi thức ăn bắt đầu từ chất mùn bã.
  • Sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học.

Câu 3: Điểm giống và khác nhau giữa HST tự nhiên với HST nhân tạo?

Trả lời: 

  • Giống: đều có những thành phần cấu tạo nên một HST.
  • Khác:

- HST tự nhiên: 

+ kéo dài sự sống cho QXSV

+ có quá trình phát triển lịch sử

+ phức tạp về thành phần loài, có khả năng phục hồi

- HST nhân tạo:

+ cung cấp cho con người các sản phẩm

+ do con người tạo ra

+ thành phần ít, tính ổn định thấp và dễ dịch bệnh.

Câu 4: HST có chịu quy luật giới hạn sinh thái hay không? Vì sao?

Trả lời

Giống như QT, QX thì HST cũng chịu quy luật giới hạn hay cũng có giới hạn sinh thái nhất định vì:

  • Trong GHST: Các thành phần của QX, sinh cảnh tạo thành hệ thống nhất và cân bằng thông qua các mối quan HST.
  • Nếu vượt qua GHST: HST không chống chịu được sẽ suy thoái hoặc biến đổi sang 1 dạng mới.
  • Các sinh vật trong HST đều có vai trò nhất định, giữ cân bằng trong HST, cần bảo vệ môi trường.

Câu 5: Giọt nước lấy từ ao hồ có phải là một HST hay không?

Trả lời: có, vì có gần như đầy đủ các thành phần của HST, nhưng kích thước nhỏ, vòng đời ngắn, dễ dàng tiêu biến.

Câu 6: Tại sao nói HST biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Trả lời: Vì qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ của quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình đồng hóa tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời cho do các sinh vật tự dương trong HST thực hiện và quá trình dị hóa do các sinh vật thực hiện.

Sau bài tổng hợp trên, bạn đã hiểu được bao nhiêu phần trăm kiến thức về hệ sinh thái rồi ? Để nắm chắc kiến thức hơn nữa thì hãy tham khảo qua một số câu hỏi mà chúng tôi đã soạn ở bên trên nhé. Hy vọng bạn cảm thấy hài lòng với bài viết!

shoppe