Đăng ký

Soạn Thực hành tiếng việt bài 5 trang 121 văn 6 Chân trời sáng tạo

Soạn Thực hành tiếng việt bài 5 trang 121 ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

    Soạn bài thực hành Tiếng Việt bài 5 sẽ giúp các bạn học sinh biết cách áp dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… vào việc viết câu. Hãy cùng tham khảo ngay cách làm các bài tập trong bài học này qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Câu 1 thực hành tiếng việt bài 5 trang 121 sgk văn 6 Chân trời sáng tạo

    Câu có biện pháp so sánh: “Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên”, “Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang”, “Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn”, “Con diều hâu lao như mũi tên xuống”, ... 

    Câu có biện pháp ẩn dụ: “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới” (hình ảnh ẩn dụ là “những mũi tên đen”), “Kẻ cắp hôm nay gặp bà già (hình ảnh ẩn dụ là “bà già”), …

* Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp so sánh và nhân hóa là:

- Điểm giống: 

  • Các sự việc, hiện tượng có tính tương đồng.

  • Đều có vế B - sự vật sử dụng để so sánh, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

- Điểm khác:

  • So sánh: có đủ hai vế để so sánh với nhau.

  • Ẩn dụ: chỉ có vế B, ẩn đi vế A nhằm tăng tính hàm súc, gợi sự liên tưởng.

Câu 2 trang 121 sgk ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo tập 1

    Biện pháp ẩn dụ: “bà già”, “kẻ ác” (chỉ lũ diều hâu) và “người có tội” (chỉ chèo bèo).

    Nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau: 

  • Kẻ ác là từ được dùng để chỉ loài diều hâu vì nó là loài hung dữ, thường ăn thịt gà con, có bản chất xấu xa.

  • Bà già chỉ diều hâu nhằm muốn nói đây là một đối thủ đáng gờm.

  • Người có tội là từ dùng chỉ chèo bẻo, bởi vì nó cũng khá hung dữ và ăn thịt côn trùng.

=> Tác dụng: giúp thế giới loài chim trở nên sống động, chân thực, làm tăng sức gợi, tăng sự liên tưởng và tạo hấp dẫn cho đoạn văn.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định

    Những câu trên sử dụng biện pháp hoán dụ, được xác định bởi việc hình ảnh sử dụng vật chứa để gợi nên vật được chứa:

a) “Cả làng xóm”

b) “Đõ ong”

c) “Thành phố”

d) “Nhà trong”, “nhà ngoài”

Câu 4: “Mắt xanh” trong : “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc nào? “Mắt xanh” trong trường hợp này là ẩn dụ hay nhân hóa?

    Cụm từ “mắt xanh” có khả năng gợi cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh của những chiếc lá trầu xanh tươi. Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ bởi vì hai sự vật gồm mắt xanh và lá trầu đều có sự tương đồng về hình dáng cũng như màu sắc.

Câu 5: Một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em thấy thú vị

    “Kẻ cắp hôm nay gặp bà già” (Lao xao ngày hè): trong đó, “bà già” là một hình ảnh ẩn dụ rất thú vị. Nó dùng để chỉ lũ diều hâu, gợi cho người đọc hình ảnh một loài chim hung dữ và là một đối thủ đáng gờm đối với chim chèo bẻo (kẻ cắp).

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và nêu ra dấu hiệu nhận biết

    Những dòng trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Trầu chỉ là một loài thực vật vô tri vô giác, không thể ngủ cũng như hiểu lời con người nói, vì thế, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thể hiện tình cảm của mình đối với trầu, coi trầu như một người bạn, xưng hô và trò chuyện một cách thân mật, tận tình và tôn trọng. 

Câu 7 trang 121 ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo 

    Theo em, cả ba văn bản đều dùng biện pháp nhân hóa vì các tác giả đã gọi miêu tả các loài động vật, cây cối bằng những từ ngữ dùng để gọi, tả người.

Viết ngắn:

    Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.

    Nếu ngày Tết Cổ Truyền xứ Bắc luôn mang một vẻ tươi tắn với những cánh đào hồng phai mịn màng thì Tết phương Nam lại rực rỡ hơn cả với muôn cánh mai vàng tươi duyên dáng. Đối với em, hoa mai chính là một mảnh ghép không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Cây mai nhà em được trồng trong một chiếc chậu sứ tròn có màu nâu bóng. Thân cây dài có kiểu dáng uốn lượn đẹp mắt. Trước khi Tết đến khoảng từ 1 - nửa tháng, ông em sẽ tỉa bớt lá trên cành chỉ để lại những chồi và nụ hoa vừa mới chớm. Mùa xuân đến, những nụ hoa ngày nào vẫn còn e ấp ngờ đã bung nở khoe sắc thắm dưới ánh nắng mặt trời. Chẳng mấy chốc, cây mai đã được dệt màu áo mới với những chiếc lá xanh biếc thì nhau đón nắng. Suốt cả mùa xuân hoa mai cứ rạng rỡ để khoe sắc làm rực rỡ cả một góc trời xuân xanh.

    Đó là cách soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 5 trang 121 ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Từ đó biết cách làm bài tập và soạn bài trước khi đến lớp. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn vì đã đón đọc!

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe