Đăng ký

Soạn bài Hai đứa trẻ- Soạn văn lớp 11

2,435 từ Soạn bài

   Câu 1:  Cảnh vật trong chuyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào ?

- Thời gian: Chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đây là cảnh chiều tà chuyển dần vào tối đêm. Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn (thời gian nghệ thuật).

- Không gian: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối.

    Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng. Cho thấy ngòi bút của nhà văn mang đậm chất hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

     Phải là người gắn bó với con người và cảnh vật quê hương sâu đậm tác giả mới có thể nắm bắt được những diễn biến tinh vi và nhỏ nhẹ của thiên nhiên nơi đây.

   Câu 2: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao ?

   Cuộc sống và hình ảnh của người dân nơi phố huyện được tác giả miêu tả đó là:

- Mấy người bán hàng về muộn.

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.

- Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.

- Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm và vài ba câu đối thoại rời rạc, đứt quãng..

- Chị em Liên – cảnh nhà sa sút,  đang tuổi ăn tuổi chơi làm nhiệm vụ phụ giúp mưu sinh cho gia đình nhưng ngày chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu, chẳng cần tính toán cũng đủ biết lời lãi chẳng là bao.

=> Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.

Câu 3 : Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện . 

Trước khung cảnh thiên nhiên đó, cả hai chị em Liên và An đều có những cảm xúc rất riêng.

- Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó, "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu". Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật. Đồng thơi, đối với những người dân nghèo nơi phố huyện Liên cũng có cảm thông, thương yêu và trân trọng họ bởi cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

- Trước cảnh chợ tàn: An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế.

Câu 4 : Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào ? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện ?

- Hình ảnh đoàn tàu trong chuyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng, với “đèn ghi xnah biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua.Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

- Hai chị em Liên và An đã cố thức để đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về    đi qua phố huyện. Sống mãi với bóng tối, quen lắm với bóng tối, mọi người ở đây, kể cả hai chị em Liên và An, bao giờ cùng thèm khát ánh sáng và muốn được sống trong ánh sáng. Chuyến tàu đêm chở một chút ánh sáng “các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”... vun vút lao qua trong đêm đen khiến cho tâm trạng hai chị em lại rộn lên thoáng vui một chút, tạm quên đi cảnh đời nghèo nàn tẻ nhạt của phố huyện hằng ngày.

Câu 4 : Anh (chị) có nhận xét gì vệ nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam ?

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện một giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh khách quan, nhưng luôn ẩn hiện một tâm sự kín đáo (Phong Lê — Lời giới thiệu Tuyển tập Thạch Lam, NXB. Vãn học — Hà Nội). Ngòi bút của nhà văn tả ít mà gợi nhiều, khơi vào cảm xúc của người đọc, vừa cho chúng ta nhìn vừa cho chúng ta cảm trước những số phận, những cảnh đời bé mọn vui ít buồn nhiều, âm thầm, lặng lẽ và nhiều bóng tối. Thạch Lam đưa vào tác phẩm những chi tiết hết sức bình dị, gần gũi với đời sông thường ngày từ cảnh chợ vãn, cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm chạy qua đến hình ảnh những con người bán buôn mòn mỏi, man mác buồn vui.

Hình ảnh “bóng tối” bao trùm lên hai chị em và lên phố huyện như là một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống thầm lặng, tôl tãm, nghèo khổ của những con người bé mọn nơi phố huyện đìu hiu ấy.

Câu 6 : Qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ" Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì ?

Qua bức tranh hiện thực phố huyện nghèo nhà văn thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với con người vô danh. Cuộc sống nghèo không đáng sợ bằng cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt, không ước mơ. Những con người nghèo khó nơi phố huyện ấy dù nhọc nhằn đến đâu cũng vẫn ước mơ và hy vọng. Họ vẫn dọn hàng, vẫn chờ khách dù biết bán hàng chẳng được bao nhiêu. Và họ đợi chuyến tàu với biết bao nhiêu hy vọng.

Qua việc tả cảnh kiên trì hàng đêm chờ tàu qua rồi mới dọn hàng, mới đi ngủ của những con người ấy, nhà văn muốn thể hiện một tư tưởng nhân văn. Đó là khẳng định sự bất diệt của khát vọng, ước mơ. Cuộc sống dù nghèo khổ, tăm tối và bế tắc đến đâu cũng không thể dập tắt được hy vọng và khát vọng của con người. Tác phẩm đã thể hiện tình thương yêu vô bờ và sự trân trọng của nhà văn đối với những thân phận nhỏ bé trong xã hội.

shoppe