Đăng ký

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

2,934 từ Văn mẫu

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

     Cùng CungHocVui tham khảo bài văn mẫu so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính dưới đây để có thể hoàn thành bài văn tốt nhất.

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính- CungHocVui

Hình tượng người lính trong bài đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đống chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

     Trong các thời kỳ kháng chiến chống giặc xâm lược của đất nước, hình tượng người lính cụ Hồ luôn là hình ảnh quen thuộc và đẹp đẽ nhất thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ.

     Nổi bật nhất trong đó chính là những người lính áo xanh nổi bật với vẻ đẹp chân chất, bình dị, hoặc sự trẻ trung, vui tươi với sự nồng cháy của những khao khát tuổi trẻ trong hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích ba khổ cuối trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thân bài so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí của Chính Hữu

     Nhắc đến bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khiến ta lại càng yêu thêm hình ảnh của những người nông dân chân chất “chân lắm tay bùn”, quanh năm chỉ quen cầm cuốc, xẻng, quen với ruộng đồng. 

     Nhưng rốt cuộc vì tiếng gọi của Tổ Quốc, họ chấp nhận khoác lên mình màu áo xanh kháng chiến, bỏ lại người mẹ già, vợ hiền, con thơ nơi quê nhà, vác chiếc ba lô đơn sơ cùng vài ba bộ quần áo cũ lên đường chống giặc.

     Những ngày cùng chung đơn vị, chung chiến tuyến, họ chia sẻ với nhau về nỗi nhớ quê da diết “Quê hương anh nước mặn đồng chua” còn “Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Họ là những con người xa lạ, không chung quê nhà, nhưng lại cùng hoàn cảnh nghèo khó, chung ý chí ra đi chiến đấu vì Tổ quốc.

     Những người lính ấy cũng “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”. Thứ mà họ quen vốn là đồng ruộng mênh mông nhưng hiền hòa, cuốc cày khô khốc nhưng lại giúp đất đai màu mỡ, tươi tốt. Ấy vậy mà nay họ phải vác lên vai khẩu súng có sức sát thương, có thể giết người, tới nơi chiến trường ác nghiệt, gian khổ với khói lửa chiến tranh, có ngày đi nhưng không hẹn ngày về.

Xem thêm;

Dàn ý cảm nhận khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính

Top 3 bài phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính

     Bên cạnh đó, nhà thơ Chính Hữu đã dùng những từ ngữ gần như chân chất, giản dị nhất để miêu tả chân thật nhất về cuộc sống của những người lính nông dân nơi chiến tuyến với hình ảnh “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày", cùng những khi “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vầng trán ướt mồ hôi” bởi nơi rừng thiên nước độc, nơi hoang sơ thách thức giới hạn con người, thử thách tình yêu nước của họ.

     Thế mà những gian lao, khắc khổ ấy lại chỉ làm tăng thêm tình đồng chí và nghị lực cũng như ý chí chiến đấu bên trong trái tim của họ. Nếu như “áo anh rách vai” thì “quần tôi” cũng “có vài mảnh vá”, cùng với đôi “chân không giày” vì đế giày đã bị bào mòn bởi đá sỏi, bởi những cung đường hiểm nguy, gian nan nơi rừng thiêng nước độc vùng Tây Bắc xa xôi.

     Thế nhưng ở họ ngoài tình đồng đội keo sơn, bền chặt “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, thì vẫn luôn có một nỗi nhớ quê nhà da diết với“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, cùng niềm thương “gian nhà không”.

     Tinh thần lạc quan, yêu đời và tâm hồn lãng mạn những khi cảm thấy cô đơn và cần người chia sẻ. Có lẽ vì vậy mà “ánh trăng” vô tình lại trở thành người bạn đường” trung thành và ngọt ngào nhất trong mắt của những người lính với khung cảnh quá đỗi bay bổng “đầu súng trăng treo”.

     Thế mới thấy cái tài dụng từ của Chính Hữu thực tế, đầm ấm và chất phác  đến mức nào. Hình ảnh những người lính nông dân với manh áo rách, quần vá, chân không giày, nhưng tinh thần chiến đấu vẫn quật cường, vẫn lạc quan và không ngại gian khó.


So sánh hình tượng người lính trong bài tiểu đội xe không kính và đồng chí

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

     Nếu như hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” có xuất thân từ những nông dân lam lũ, thì hình tượng những người lính lái xe trong “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật lại nung nấu lý tưởng ra đi vì đất nước trong khi họ là những thanh niên trẻ, thuộc tầng lớp trí thức, có học vấn và được giác ngộ về tinh thần yêu nước sâu sắc.

     Ở họ có sự ngang tàn, hiên ngang, ung dung và lửa của tuổi trẻ. Cho dù bom đạn tàn phá, cho dù con đường Trường Sơn trắc trở đến đâu cũng chỉ làm họ thêm sự phấn khích, ngọn lửa dũng cảm xen lẫn chút ngang ngạnh của tuổi trẻ càng bùng cháy mạnh hơn. Họ vẫn “Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Và vẫn nhìn đời bằng một cái nhìn thật lãng mạn của những thanh niên trẻ vui tính, bay bổng “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

     Bên cạnh đó, vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính còn được thể hiện ở những câu thơ vô cùng đắt giá “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Cho dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào, thì con đường Trường Sơn vẫn luôn “chạy thẳng vào tim” của họ, cũng như ngọn lửa yêu nước chưa bao giờ lụi tàn trước làn khói của bom đạn.

Xem thêm:

Cảm nhận hình ảnh người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý cảm nhận về bài thơ về tiểu đội xe không kính

Điểm giống nhau và khác nhau giữa hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giống nhau

     Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất ở hai bài thơ là cả hai tác tác giả đều thể hiện rõ nét tinh thần yêu nước, tình cảm đồng đội sâu sắc, mãnh liệt của những người lính. Bên cạnh đó, là tâm hồn lạc quan, lãng mạn của những người lính trẻ.

Khác nhau

     Xét về điểm khác nhau giữa hai bài thơ ta có thể thấy, nếu như Chính Hữu dùng những ca từ giản dị và gần gũi nhát để khắc họa hình ảnh của người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thì Phạm Tiến Duật lại dùng những từ ngữ có đôi chút trẻ trung, vui tươi, khí khái mang đậm sự ung dung, pha chút ngang tàn, phấn khích, nồng nhiệt của những người lính lái xe trẻ tuổi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Xem thêm: 

Đóng vai người lính kể lại bài thơ về tiểu đội xe không kính (2 mẫu)

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài 

     Qua hình tượng người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ tiểu đội xe không kính” cho ta thấy được rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần yêu nước bất diệt của những “anh hùng áo xanh” vẫn luôn bất diệt và tồn tại vĩnh hằng cho đến ngày nay. Vì vậy, là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta nên kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
 

shoppe