Đăng ký

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

3,058 từ Cảm nhận

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

      Bạn đến chơi nhà là bài thơ thể hiện rõ nhất những đặc sắc trong thơ của Nguyễn Khuyến là sự bình dị, tấm lòng yêu thương con người và đặc biệt là sự quý trọng tình cảm. Đây cũng là bài thơ bày tỏ sự tri âm, cũng như tấm lòng của ông đến người bạn của mình là Dương Khuê. Cùng tham khảo bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà để hiểu hơn về tác phẩm cũng như tình bạn đang quý này.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến- CungHocVui

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Bạn đến chơi nhà

Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

      Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ vừa có tài vừa có đức, ông luôn dùng ngòi bút của mình đau đáu hướng về nhân dân bởi thế mà những áng thơ của ông qua bao thăng trầm lịch sử vẫn vẹn nguyên một giá trị. Ông làm quan trong bối cảnh đất nước đang loạn lạc, nước mất nhà tan. Nhà Nguyễn đang trên đà lụi tàn, cơ đồ gần như sụp đổ. Sống ở thời kì các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt, bất lực vì không thể xoay chuyển thời cuộc Nguyễn Khuyến đã xin cáo quan về ở ẩn.Nguyễn Khuyến đại diện cho nhân cách Việt Nam bởi ở thời kỳ đất nước bị chà đạp, thiếu thốn, lầm than ông vẫn giữ được khí tiết của người yêu nước, hòa mình với nhân dân. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” như minh chứng cho chất thơ bình dị, gần gũi cũng như con người thật của ông.“Bạn đến chơi nhà” được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật như tấm lòng của ông gửi đến bạn mình là Dương Khuê trước lúc ông qua đời.

Xem thêm:

Bạn đến chơi nhà: Nội dung, hoàn cảnh, dàn ý phân tích

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bạn đến chơi nhà

Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

                                            “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

      Mở đầu bài thơ bằng câu thơ mang ý nghĩa chào hỏi, tác giả đã khéo léo gửi gắm tình cảm của mình vào từng câu chữ. Câu thơ như một tiếng reo hân hoan, mừng rỡ trong buổi hội ngộ sau một thời gian dài đằng đẵng xa cách.

      Cụm từ “Đã bấy lâu nay” gợi sự trắc trở về mặt thời gian, đó có lẽ là một khoảng thời gian dài xa cách, nay những người bạn già mới có dịp tề tựu cùng nhau. Cách gọi bạn là “bác” của Nguyễn Khuyến mang một sự ý nhị nhất định, vừa dân dã, thân quen, gắn bó lại vừa mang sắc thái tôn trọng, kính nể.

      Buổi hội ngộ của hai người bạn già thể hiện sự khăng khít trong tình bạn, dẫu trải qua bao thăng trầm thời gian, dẫu có những trở ngại về mặt địa lý thì tình bạn ấy vẫn vẹn nguyên giá trị. Một sự thoải mái trong cách xưng hô nhưng cũng không kém phần trang trọng, kính nể là minh chứng rõ nét nhất cho tình bạn ấy. Vỏn vẹn một câu thơ vừa gợi lên một tình bạn có bề dày về thời gian lại có bề sâu về sự gắn bó của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn Dương Khuê.

                                    “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

                                    Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

                                    Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

                                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                                   Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                                    Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

     Sáu câu thơ tiếp theo lần lượt được hiện ra như một phương thức nhà văn liệt kê hết những thiếu thốn của mình. Bằng chất văn hóm hình, sự thiếu thốn trong gia cảnh lần lượt được liệt kê như sự áy náy, nỗi lòng của nhà thơ vì không thể tiếp đón bạn một cách chu toàn. Một bữa ăn đãi bạn thật quá nhọc lòng bởi gặp những trở ngại về địa lý “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Khoảng cách đến chợ quá xa xôi lại không có con trẻ ở nhà để sai bảo nên một mâm cơm tươm tất ngày hội ngộ cũng không có để chiêu đãi. Câu thơ vừa mang sự hóm hỉnh lại như pha vào một chút áy náy, buồn tủi man mác vì không thể tiếp bạn thật chu toàn. Ông muốn mang tất cả những món ngon ra chiêu đãi bạn, ấy vậy mà không có món gì có thể chiêu đãi được.

Xem thêm:

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

Cảm nhận về cụm từ "ta với ta" trong bài qua đèo ngang và bạn đến chơi nhà

     Trở ngại địa lý khiến ông không thể đi chợ, thế nhưng những món ăn cây nhà lá vườn cũng là một thử thách. “Ao sâu, sóng cả khôn chài cá” nhà tuy có ao vườn, cá lại lắm nhưng ngặt nỗi ao sâu lại nguy hiểm, tuổi tác cũng không cho phép nhà thơ có thể bắt cá lên thiết bạn mình. Không có cá nhưng nhà lại có sẵn gà ấy thế mà “Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà” giữa khoảng vườn rộng rào lại thưa như thế hai người già làm thế nào có thể xoay xở được việc bắt gà một cách suôn sẻ. Một lần nữa ngậm ngùi vì cả cá lẫn gà đều không thể tiếp bạn, nhà thơ lại nghĩ ngay đến những thức rau quả nhà trồng.

      Thế nhưng sự thiếu thốn ngày càng được thể hiện rõ rệt, từ những món cao sang như cá, gà đến những món tầm thường, bình dị như cải, cà và cả bầu cũng không thể dùng để tiếp bạn chu đáo. Những câu thơ mang sắc thái hóm hỉnh như để thể hiện rằng nhà Nguyễn Khuyến không thiếu thứ gì nhưng thứ gì cũng đang độ dở dang, chưa chin.

      Cải mới gieo trồng lại chưa ra cây, cà thì có phần phát triển hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thành nụ. Bầu chỉ vừa rụng rốn nên chẳng thể chế biến món gì, mướp thì hãy còn đương độ ra hoa. Những thứ ông muốn đãi bạn trở nên đơn giản dần ấy vậy mà chẳng có thứ gì dùng được. Nhà thơ thật sự muốn tiếp đãi bạn một cách thân tình, những câu thơ như chất chứa sự bất lực, áy náy của ông khi những món ăn mong muốn đãi bạn lại chẳng có món nào có thể dùng được. Hoàn cảnh của ông bấy giờ thật sự không thể đáp ứng được những mong muốn sâu trong lòng ông. 

 

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến- CungHocVui

Cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà

      Trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, miếng trầu luôn đi đầu câu chuyện thế nhưng hoàn cảnh của nhà thơ bấy giờ không có được thứ tất yếu, tối thiểu ấy. Sự thiếu thốn lúc này đây được đẩy đến tột cùng bởi miếng trầu giản đơn ấy cũng không có để đáp ứng lẽ ứng xử trong văn hóa giao tiếp bình thường. Cũng chính sự thiếu thốn ấy càng nhiều ta lại càng thấy tình bạn của nhà thơ lại càng đậm sâu.

      Không cần gà, cá hay cải, cà, mướp ta thấy được hiện lên ở đây là tấm chân tình của những người bạn có chung chí hướng. Chỉ có sự hòa hợp trong tâm hồn mới là thứ gắn kết hai người với nhau chứ không phải những bữa tiệc linh đình, phủ phê mà rỗng tuếch. “Bạn đến chơi đây ta với ta”: Câu thơ cuối như gom hết, chứa đựng hết những tinh hoa của cả bài thơ. Không cần những thứ vật chất tầm thường, tình bạn cao đẹp chỉ cần sự đồng cảm trong tâm hồn. Tình bạn già sâu sắc như được đẩy lên sự vĩ đại gọi gọn trong ba từ “ta với ta”, chỉ cần tình bạn đủ sâu sắc, tình bạn ắt sẽ chẳng màng đến danh lợi, vật chất tầm thường. Tuy là “ta với ta” nhưng sự đồng điệu trong tâm hồn khiến cả hai như hóa thành một.

Thân bài phát biểu suy nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

          Bài thơ là tấm chân tình mà Nguyễn Khuyến gửi tặng đến Dương Khuê nhưng nổi bật hơn cả là tình bạn giá trị, thiêng liêng của hai người. Một tình bạn phi vật chất vượt qua cả những tình bạn thông thường, tình bạn ấy như sự hòa quyện, đồng lòng trong tư tưởng, tâm hồn. Bằng cách dựng nên tình huống khó xử, giọng thơ hóm hỉnh cùng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã mang đến thành công trong nghệ thuật cho bài thơ.

shoppe