Đăng ký

Phân tích hình tượng con sông Đà Người lái đò sông Đà

2,836 từ Phân tích

Phân tích hình tượng con sông Đà - Ngữ Văn 12

 

Phân tích hình tượng con sông Đà Người lái đò sông Đà- CungHocVui
Phân tích con sông đà

Mở bài phân tích hình tượng con sông Đà

      Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn suốt đời theo đuổi sự toàn mỹ. Ông luôn quan niệm đỉnh cao của cái đẹp nằm ở nhân cách của con người. Vì thế trong mỗi tác phẩm của ông đều dùng những ngòi bút uyên bác, gần thập toàn thập mỹ để mượn cảnh vật hoặc tình huống làm nổi bật lên nét đẹp trong tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến chính là tác phẩm Người lái đò sông đà, với nét đẹp thật khỏe khoắn và hiên ngang của những người lái đò khi từng bước chinh phục con sông Đà đầy dữ dội, hiểm nguy nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Thân bài phân tích hình tượng con sông Đà

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà

      Nguyễn Tuân (1910-1987), ông là nhà văn nổi tiếng về trình độ uyên thâm trong từng ngòi bút, đồng thời cũng là người yêu và tôn thờ cái đẹp. Suốt cuộc đời ông luôn mải miết đi tìm cái đẹp cùng với tư duy trường tồn trong quan niệm “đỉnh cao của cái đẹp là nhân cách của con người”.

      Các tác phẩm của Nguyễn Tuân dường như luôn được trau chuốt vô cùng kỹ lưỡng trong từng tình huống lẫn cảnh vật. Vì ông muốn mượn những điều vô tri ấy để tô đậm những nét đẹp có thần trong tâm hồn ngay thẳng, thiện lương của những con người trí thức của thời đại cũ, hoặc những người lao động chăm chỉ trong đời thực.

      Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được sáng tác năm 1960, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông về nét đẹp dũng mãnh, dữ dội của dòng sông Đà, làm nổi bật hình ảnh hùng dũng, khỏe khoắn và cũng đầy mưu lược của người dân lao động làm nghề lái đò trên sông Đà.

Phân tích hình tượng con sông Đà ở thượng nguồn

      Nguyễn Tuân đã cảm nhận dòng chảy cùng hình ảnh dữ dội của sông Đà qua những từ ngữ vô cùng độc đáo và thú vị, lúc này con sông Đà cũng trở nên cực kỳ các tính dưới con mắt sáng tạo của tác giả như “ chúng thủy giai đông…”. 

      Bên cạnh đó, địa hình hiểm trở của sông Đà cũng nhũng ghềnh thác mang đầy tính mạo hiểm, thách thức sức lực, trí tuệ con người:“bờ sông dựng vách thành”,“đúng ngọ mới có mặt trời”, lại thêm chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”, "con hổ con nai có thể vọt qua sông" thể hiện sự khắc nghiệt, gian truân của nơi núi rừng trùng trùng lớp lớp những hiểm nguy của thiên nhiên rộng lớn. 

      Thêm vào đó, tác dùng từ ngữ độc đáo, đầy sinh động và không kém phần thú vị, lạ lùng để miêu tả cái hẹp của lòng sông với trải nghiệm thực tế của con người: "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nên vừa tắt phụt đèn điện". 

Phân tích về hình tượng con sông Đà- CungHocVui
Phân tích về hình tượng con sông Đà

      Đó chính là những xúc cảm vô cùng chân thật của một cái tôi vừa trữ tình vừa mang tính thích khám phá, mạo hiểm nơi thiên nhiên hoành tráng, sự dữ dội cú con sông Đà cùng với sự khiêu khích, bày mưu lược giăng lối, thách thức sự tài ba chinh phục của những người lái đò.

      Người lái đò vượt sông đến đoạn mặt ghềnh Hát Loóng, là nơi bắt đầu cho cuộc chiến dữ dội giữa người dân lao động cùng với sự khiêu chiến của thiên nhiên: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt”, muốn nuốt chửng những người lái đò.

      Rồi lại đến khúc Tà Mường Vát, con sông càng tức giận và gào thét dữ dội trước sự dũng mãnh, thuận lợi sang bằng hết các chướng ngại vật của những người lái đò, “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”. 

      Thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô... mượn cạp ngoài bờ vực”. Một khung cảnh vô cùng nguy hiểm nhưng lại được tác giả miêu tả một cách ngoạn mục cứ như một chuyến thám hiểm đầy lý thú.

      Độ “khó nhằn” của con sông được tăng lên gấp bội khi có sự trợ giúp của “binh đoàn” thác dàn trận khắp nơi được miêu tả theo góc nhìn từ xa đến gần của tác giả. Âm thanh hùng hồn, thị uy của thác đá hãy “còn xa lắm”, mà cứ như “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, rồi lại có nhiều tầng lớp và trạng thái âm thanh khác nhau khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”, khi lại “rống lên như một ngàn con trâu... cháy bùng bùng”. Tất cả được Nguyễn Tuân nhân hóa một cách cực kỳ sinh động, đặc biệt là ông dùng lửa để tả sự dữ dội, cao trào nơi thác nước đang âm vang.

      Lúc đến gần thì những ghềnh đá cũng thách thức sự kiên cường, mưu mẹo của những người lái đò. Có nơi hình dáng của chúng “nhăn nhúm”, “méo mó”, với trạng thái "hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có nơi như đang “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”.

      Tác giả đã mượn hình tượng hung tợn của trận địa ghềnh thác cùng với dòng chảy khắc nghiệt của sông Đà với những con sóng như muốn “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa” để tô đậm hình tượng oai phong lẫm liệt và cũng đầy mưu lược, cơ trí của những người lái đò.

Tác giả miêu tả hình ảnh sông Đà êm dịu, trữ tình ở hạ lưu

      Qua hết khúc sông Đà đang giận dữ chính là lúc tác giả bắt gặp một thái cực hoàn toàn khác của dòng sông. Thuyền ra đến khúc hạ lưu, sông Đà lúc này “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... đốt nương xuân”. Sông Đà đổi màu một cách vừa trữ tình, vừa độc đáo “mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ”.

      Cảnh thiên nhiên hai bên bờ lúc này trở nên êm dịu, thi vị “trôi qua một nương ngô nhú lá non”, “con hươu thơ ngộ”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”. Đó cũng là giây phút thả hồn  vào thiên nhiên cùng với niềm vui của tác giả được miêu tả một cách vừa vui tươi vừa sinh động nhưng cũng rất hớm hình khi gặp lại sông Đà “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.

Kết bài phân tích hình tượng con sông Đà

      Đọc hết tác phẩm lái đò sông Đà, ta mới thêm thán phục ngòi bút mang đậm sự tài hoa, uyên bác và đầy chất trữ tình của tác giả. Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đan xen khéo léo, tinh tế. Cùng với lối so sánh, suy tưởng những cảnh vật vô tri trở nên vô cùng sinh động và kỳ thú. Ông đã vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để miêu tả chi tiết từ con sông Đà, vách đá đến hình tượng những người lái đò trên sông. Qua đó, để ta thấy thêm rằng, nghề lái đò vốn không hề dễ dàng, những người lái đò vốn là một tướng lĩnh dũng mãnh, là nét đẹp một người nghệ sĩ đang chinh phục nơi rừng núi hoang vu, trùng điệp.

shoppe