Đăng ký

Phân tích bài thơ Nhớ rừng - Thế Lữ

3,280 từ

Trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến bạn học bài văn mẫu và dàn ý phân tích bài thơ Nhớ rừng, lồng ghép trong đó là phân tích cái hay và phân tích nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

phân tích bài thơ nhớ rừng - thế lữ

A. Đề bài: Anh/chị hãy lập dàn ý khái quát và phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ trong chương trình Ngữ văn lớp 8

B. Bài làm

I) Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ rừng

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

2. Thân bài

a) Luận điểm 1: Tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm.

b) Luận điểm 2: Con hổ nhớ lại quá khứ vàng son của mình

- Ở trong cũi sắt nó nhớ về chốn sơn lâm, nơi mà nó từng ngự trị.

- Hình ảnh con hổ giữa chốn rừng xanh

- Hình ảnh con hổ khi còn làm vua ở giữa chốn rừng xanh

c) Luận điểm 3: Nỗi uất hận khi nghĩ về thực tế tầm thường và giả dối

d) Luận điểm 4: Sự khao khát tự do sục sôi trong lòng con hổ

d) Luận điểm 5: Nghệ thuật

3. Kết bài

- Khẳng định lại tác giả, tác phẩm

- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

II) Văn mẫu phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Trong thời kì phát triển của phong trào Thơ Mới, Thế Lữ vẫn luôn là cái tên được nhắc đến như là một cây bút xuất sắc nhất xuất hiện từ những ngày đầu tiên. Không ít những tác phẩm của ông góp phần vào sự phát triển không chỉ phong trao Thơ Mới mà còn cẩ tên tuổi, nhưng đặc biệt và nổi bật nhất có lẽ là tác phẩm "Nhớ rừng". "Nhớ rừng" được tác giả Thế Lữ viết vào năm 1934 nhưng phải đến năm 1935 bài thơ mới được xuất bản và in trong tập "May vần thơ".

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ thể hiện một tâm trạng u uất, chán nản, khát vọng cháy bỏng qua lời của một con hổ trong vườn bách thú. Mượn tâm trạng của vị chúa tể sơn lâm để nói lên cái tâm sự chung của toàn thể người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Thế Lữ dựng lên một khung cảnh vừa thực vừa ảo mà ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh được nhắc đến trong bài thơ đều xoay quanh cuộc sống của một con hổ. Đây là một con hổ bị giam hãm trong cũi sắt tại vườn bách thú, tự nó cảm nhận được về cuộc sống tầm thường, thiếu tự do ở nơi đây. Cho nên Hổ cảm thấy tiếc nuối, nó nhớ lại quá khứ oanh liệt trước đây của mình khi còn ở núi rừng sâu thẳm hùng vĩ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để ta thấy được con hổ đang đứng giữa hai cảnh tượng, một cảnh tượng ở thực tại với cũi sắt, với sự thiếu tự do, ngao ngán và đối lập là nỗi nhớ quá khứ tự do, chúa tể của sơn lâm, oanh hùng thú vị biết bao.

Chúa tể sơn lâm của núi rừng là hổ, nhắc đến núi rừng thì chẳng thể nào thiếu đi hổ. Nhưng hiện tại thì chúa tể rừng sâu đang phải chịu cảnh sống nhục nhằn trong cũi sắt ở vườn thú. Không gian sống bị thu hẹp đi rất nhiều, không những vậy, nó còn bị biến thành một thứ trò lạ mắt, một vật đồ chơi trong mắt của con người. Với nó cuộc sống bây giờ nhạt nhẽo hơn bao giờ hết, nó đang phải sống ở một nơi không phải cho nó và bị cư xử không đúng với cương vị của một vị chúa tể sơn lâm.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dẫn qua.

Cuộc sống tù túng khiến Hổ bất bực, chẳng thể nào thoát ra mà cũng chẳng thể nào chấp nhận được cái nơi sống tù túng như vậy, nên đành nhìn thời gian trôi qua vô ích.  Bị nhốt trong "cũi sắt" Hổ chỉ còn biết căm hơn, "gậm" nữa nỗi phẫn uất thành "khối" mà mãi chẳng tan mà thậm chí càng gậm càng đắng.

Cái sự đau đớn nhất của chúa tể sơm lâm là nay lại bị tầm thường hóa, vị thế bởi vậy mà bị xuống cấp:

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tự lự

Có thể thấy đây là một nét tâm trạng điển hình không chỉ của Hổ mà của toàn thể nhân dân ta vào những năm 1934, nỗi nhục, căm hờn, cay đắng của Hổ giống như sợi dây xiềng xích nô lệ nhân dân ta trông tăm tối.

Hổ chẳng thể nào quên đi cái thuở vàng son đầy oanh liệt của mình:

Ta sống mai trong tình thương nỗi nhớ

Hổ nhớ thuở tung hành trước đây của nó ở khi còn ở núi rừng hùng vĩ, nhớ những khúc nhạc rừng hùng tráng dự dội. Nghệ thuật ngắt nhụp 4 - 2- 3, 5 - 5, 4 - 2 - 2... giúp cho câu thơ trở nên biến hóa, cân xứng làm dậy lên nỗi nhớ khôn nguôi, cồn cào của Hổ. Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm của Hổ cũng được nhà thơ thể hiện trong những câu thơ kế tiếp đây:

Nhớ cánh sơn lâm bóng cà cây già

Với tiếng giỏ gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân, dõng dạc, đường hoàng

Lượn tâm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cở sắc

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi..."

"Gào, thét, hét" là những động từ đặc tả, chính những động từ đó đã tạo nên khúc trường ca dữ dội của núi rừng với suối ngàn thiêng liêng và không kém phần hùng tráng. Ở đây ta thấy được rõ những câu thơ trên là tác phẩm tuyệt bút của Thế Lữ, chính chúng đã làm thêm tính sang trọng cho toàn thể phong trào Thơ Mới và tạo nên cái hay của toàn bài thơ. Hổ nhớ về cánh rừng sơn lâm bạt ngàn mà từng tung hoàng, những bước chân của hổ cũng vậy mà dõng dạc và đương hoàng hơn. Ở nơi đó nó có sự uy quyền riêng kể cả khi trời sáng hay đã tối, chiếc "mắt thần" của hổ trong đêm càng làm cho mọi vật sợ hãi mà im hơi, một sự uy quyền vốn có nay đã chẳng còn.

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi

"Ta" vang lên thật kiêu hãnh, mang trong đó một sự tự hào mà tác giả dùng để miêu tả, khắc họa nên chiều sâu của sự tâm linh cùng với chiều cao của uy quyền. Nơi này chẳng tên cũng chẳng có tuổi nhưng có một sự uy quyền mặc định giành cho hổ, khác hẳn với nơi vườn thú giam hãm này, hổ chỉ là một thứ mua vui rẻ rúng, rẻ rúng ở đây không thể tính được bằng hiện vật là tiền hay thứ gì khác mà nó tính bằng giá trị sự uy nghiêm. Hổ là một vị vua đã suy tàn, bị nhốt lại ở nơi có tên có tuổi nhưng chẳng còn phải là chúa tể của muôn loài, sự kiêu hãnh nay cũng đã mất.

Các câu hỏi tu từ liên tiếp được xuất hiện như một nỗi niềm thể hiện tình cảm và khiêu gợi nỗi nhớ của hổ như: "nào đâu...", "đâu những ngày...", "đâu những bình minh...",... Bốn nỗi nhớ tiêu biểu của chúa sơn lâm đều được tác giả nói đến trong đoạn thơ, nó nhớ triền miên dù ngày hay đêm, sáng hay chiều, mưa hay năng, thức hay ngủ,... Nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện lại không gian nghệ thuật qua hình ảnh con hổ triền miên suy nghĩ một cách tinh tế. Dù là chúa sơn lâm nhưng hẳn đều có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, cũng có lúc trầm ngầm trong chiêm nghiệm, cũng có lúc nén xuống và cũng có lúc kiên nhẫn đợi chờ để "tung hoành" và "quắc mắt"

Nỗi nhớ nào cũng đều có điểm dừng, chúa sơn lâm trở về với thực tại là đang ở trong cái cũi sắt, hổ đau đớn và cay đắng vô cùng. Cảm giác giống như một quả núi ở núi rừng của riêng hổ bị sụp đổ. Ở đây câu cảm thán và câu hỏi tu từ được tác giả kết hợp lại với nhau, tạo nên sự dữ dội cho lời thơ, lời than của một chúa tể "sa cơ" và của kẻ phi thường mà thất thế.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Chỉ còn biết nhắn gửi tha thiết về nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ":

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Chung quy lại, ta có thể thấy được bài thơ "Nhớ rừng" không chỉ đơn giản thành công về nghệ thuật mà còn thành công cả về nội dung, nội dung của bài thơ chính là tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện rất đúng cái tinh thần và tâm trạng cùng cực chung của toàn thể người dân, đưa thơ văn không rời xa với thực tế nhưng vẫn mang những ẩn ý sâu xa riêng, tạo nên nét độc đáo trong thơ văn riêng của mình.

Xem thêm >>> Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng

Trên đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và lồng ghép với phân tích nghệ thuật, phân tích cái hay của bài thơ Nhớ rừng. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3

shoppe