Đăng ký

Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng và bài tập áp dụng

Nội dung của định luật bảo toàn nguyên tố và bài tập áp dụng

Bài viết sau đây giúp các bạn nắm chắc được các phương pháp bảo toàn khối lượng và cách làm các dạng bài tập liên quan. Hy vọng chúng sẽ hữu ích với các bạn!

I. Nội dung định luật bảo toàn

Trong các phản ứng hóa học tổng khối lượng của các chất trước phản ứng luôn bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng. 

Trong các phản ứng hóa học (số mol, khối lượng) của các nguyên tố luôn luôn được bảo toàn .Tức là tổng số mol (hoặc khối lượng) nguyên tố trước phản ứng luôn bằng tổng số mol (hoặc khối lượng) nguyên tố sau phản ứng. 

Định luật bảo toàn khối lượng

Đối với định luật bảo toàn nguyên tố người ta thường áp dụng cho số mol nguyên tử của nguyên tố đó: 
Số mol nguyên tử = số mol hợp chất x chỉ số của nguyên tố đó trong hợp chất .Tổng quát giả sử hợp chất \(A_xB_y\) có số mol là a mol thì số mol của các nguyên tử là : 
\(n _A = x_a \ và \ n_B = y_a.\)

VD1: Xét phản ứng tổng \(A + B \rightarrow C + D\) ( A, B là chất phản ứng , C, D là chất sản phẩm ) 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có : m A(phản ứng ) + m B(phản ứng ) = m C(phản ứng ) + m D(phản ứng )(1) 
Hoặc: m ( Trước phản ứng) = m ( sau phản) (2)

=> ( Khi áp dụng công thức này ta không cần phải quan tâm tới việc A và B có phản ứng hết với nhau hay không , dù hết hay dư thì công thức (2) này luôn đúng .Công thức (2) thường dùng để giải quyết trường hợp khi không xác định được phản ứng có xảy ra hoàn toàn hay không hoặc khi khó xác định thành phần của các chất sau phản ứng . 

VD2: Trộn 2,7 gam Al với 1,6 gam oxit sắt \(Fe_xO_y\) rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhốm thu được m gam chất rắn .Tính giá trị của m?
Giải 
Phân tích bài toán: Rõ ràng đề bài không đề cập đến phản ứng có hoàn toàn hay không cộng với việc công thức oxit sắt chưa biết làm cho chúng ta rất khó xác định thành phần của các chất sau phản ứng gây khó khăn cho chúng ta tính khối lượng m .Nếu chúng ta suy nghĩ như trên thì chúng ta đã mắc bẫy của bài toán vì thực chất chúng ta chỉ cần áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (CT2) thì bài toán sẽ trỏ lên đơn giản vô cùng 
Sơ đồ phản ứng : (2,7 gam Al + 1,6 gam oxit sắt \(Fe_xO_y\)) \(\rightarrow\) m gam sản phẩm.
=> m (Trước phản ứng) = m (sau phản) \(\Rightarrow m = 2,7 + 1,6 = 4,3\)(g)

Mới nhất:

II. Bài tập áp dụng

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch \(HNO_3\) rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí \(N_2O\) và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo \( NH_4NO_3\)).

Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng

Xem thêm: Định luật bảo toàn khối lượng

Trên đây là các nội dung quan trọng về định luật bảo toàn khối lượng lớp 8. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiệu trong giải quết các bài toán sau này. Chúc các bạn học vui!

shoppe