Đăng ký

Chất sử thi được thể hiện trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

3,795 từ

A. ĐỀ BÀI
I. Phần Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi
“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sổng cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - Nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola.
Anh mỉm cười và nói với nó:
-    Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh.
-             Cần đi nhờ xe về nhà không. 
Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
-    Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
-    Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tire thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đà lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
Câu 2:Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?
Câu 3.Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng về bài học anh chị nít ra từ câu chuyện trên?
Phần 2: Làm văn (7 điểm)
Câu 1
(2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: lại là một căn bệnh nguy hiểm ”
Câu 2 ( 5 điểm)
Chất sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.
Anh/chị hãy làm rô nhận xét trên.

B. HƯỚNG DẪN
I. Phần Đọc hiểu    
Câu 1:
PTBĐ: Tự sự
Câu 2: Trong câu chuyện trên, cá cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo. Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cùng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.
Câu 3: Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.
Câu 4: Trình bày dưới dạng đoạn văn đảm bảo các ý
Gợi ý:
+Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. 
+Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghía là điều mà không phải ai cũng làm được    
II. Phần Làm văn. 
Câu 1: 
1.    Mở đoạn
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thói ỷ lại là một căn bệnh nguy hiểm
2.    Triển khai vấn đề
Giải thích: Thói ỷ lại?
+ Ỳ lại có nghĩa là sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu tính tự chủ, tính bàn năng của con người 
+ Căn bệnh nguy hiểm: Là tác hại của thói ỷ lại vào người khác, khiến con người trở nên thụ động, không có khả năng đối phó với những thử thách trong cuộc sống
Phân tích, đánh giá, bình luận    

    + Biển hiện: Người có thói ý lại thường lười lao động, lười tư duy, chủ quan rằng mình luôn được người khác giúp đỡ, thiếu sự quyết đoán khi đưa ra những quyết định
+Nguyên nhân: Do bàn tính, do hoàn cảnh môi trường sống nhận được nhiều sự giúp đỡ, chở che nên câm thấy mọi thứ thật dễ dàng.
Chi biết làm theo ý người khác và cho rằng đó là tốt nhất
+Hậu quả : Phụ thuộc vào người khác, không làm chủ được cuộc đời mình, không có sự sáng tạo, chủ động..
+Dễ gặp thất bại trong công việc
+Đánh giá: Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải tự giải quyết bằng chính sức lực,khả năng của bàn thân mình. Nhung hiện tại có rất nhiều người vẫn có thói ỷ lại vào người khác ( lấy dẫn chứng), phó mặc hoàn toàn số phận, cuộc đời mình vào tay kẻ khác từ việc lớn đến việc nhỏ. Đó là quan niệm, lối sống lệch lạc mà bất err ai cùng cần phải khắc phục
3. Kết đoạn
+ Bài học rút ra để có thể khắc phục thói ỷ lại +Liên hệ bản thân trong thực tế    
Câu 2:

1.    Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận
+Tác phẩm là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi. Chất sử thi thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đậm nét nhất là ở đề tài, hình thức kể chuyện và hình tượng nhân vật Tnú.
2.    Thân bài
- Giải thích ý kiến, nhận định đã cho:
+ Tác phẩm văn học mang tính sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại có ý nghĩa sống còn của đất nước, của dân tộc. Nhân vật tiling tâm là người có số phận gắn bó với cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu, hy sinh. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chù yểu cùng là đề nhấn mạnh những trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng.    
+Tác phẩm có tính sử thi thường có một giọng điệu say mê, trang trọng, có ngôn ngữ đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. Đi vào phân tích, chứng minh, làm rõ nhận định:
- Đề tài:
+Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rỗ ở việc lựa chọn đề tài. Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng đồng dân làng Xô Man mà của cà dân tộc Việt Nam
+Truyện viết về một thời điểm lịch sử cách mạng Miền Nam những năm định Giơ-ne-vơ cho đến lúc thời điểm tức nước vỡ bờ, nhân chuẩn bị vũ trang chiến đấu 
+ Chủ đề của tác phẩm mang sự tàn ác của kẻ thù một con đường duy chiến đấu giải phóng 
- Về hình thức kể chuyện:
+ Rừng xà nu có lối kể độc đáo. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man được vị già làng là cụ Mết kể cho dân làng nghe ng một đêm Tnú về thăm làng. Sau bữa cơm tối, ân làng tập tiling lại nhà cụ Mết bên bếp lửa xà nu bập bùng, bên ngoài “lấm tấm một trận mưa đêm, rì rào như gió nhẹ”. Trong cái không khí thật trang nghiêm, cụ Mốt kể bằng cái giọng trầm trầm. +Người kể như muốn truyền lại cho con cháu những trang lịch sử hào hùng của cộng đồng. Cách kể này gần với cách kể khan - sử thi anh hùng ca - của các bộ tộc ở Tây Nguyên.
+ về nhân vật: Hơn hết trong tác phẩm này Nguyễn Trung Thành đà xây dựng thành công một tập đoàn người, không phải một người riêng lẻ mà là sự cộng dồn rất nhiều người. Đây cũng chính là chú ý của tác giả, vì họ tượng trưng cho một dân tộc, tượng trưng cho tinh thần và ý chí quật cường, không gục ngã của dân tộc Việt Nam. Mỗi người, mỗi con đường đấu tranh mới có thể mang lại tự do cho họ.
- Về hình tượng nhân vật Tnú: 
+ Tnú được xây dựng như một đại biểu iru tú của người dân Xô-Man + Tnú luôn được đặt trong quan hệ với cộng đồng, với cách mạng nhiều hơn là quan hệ đời tư. Cộng đồng Xô-Man luôn dõi theo bước đi của Tnú, hành động anh dũng của Tnú khiến cho cả làng đều cảm động, ngưỡng mộ, tự hào.
+ Nhân vật Tnú hiện lên qua hành động nhiều hơn là qua đời sống nội tâm và hầu như không có những băn khoăn, trăn trở về số phận, về cái tôi của mình. 
+ Con đường trưởng thành của Tnú rất tiêu biểu cho con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Từ nhỏ anh đã tham gia công tác cách mạng. Anh đã từng bị bắt, bị tra tấn và bị tù đày. Vợ con anh bị giặc sát hại, hai bàn anh bị giặc đốt cháy bằng nhựa xà nu. Nhưng sự tàn bạo của kẻ thù không khuất phục ý chí chiến đấu của Tnú. Vượt ngục trở về, Tnú làm theo lời dặn của anh Quyết, tổ chức trai tráng trong làng chuẩn bị giáo mác để khởi nghĩa; làng Xô-Man được giải phóng, Tnú vẫn tiếp tục tham gia lực lượng quân giải phóng để tiêu diệt hết nhùng thằng Dục khác mà đem lại cuộc sống tự do cho núi rừng. Có thể nói Tnú là một bước tiến mới trong nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng.
- Đánh giá chung (tiểu kết)
+Khi đọc tác phẩm “rừng xà nu” của nguyễn Trung Thành âm hưởng chủ đạo chính là giọng hào hùng, đanh thép. Mặc dù mất mát đau thương nhưng không hề bi lụy. Bởi rằng âm hưởng chính đà lấn át đi những mất mát đau thương đó
+Có thể thấy rằng “rừng xà nu” là một câu chuyện vang dội tính sử thi từ đầu câu chuyện cho đến khi kết thúc câu chuyện; lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm vang dội nhất. Sự thành công của tác giả chính là làm sống dậy một dân tộc có ý chí quật cường, làm sôi sục lên tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ khi có áp bức bóc lột.
3. Kết bài
- Cùng với chất sử thi là cảm hứng lãng mạn hòa quyện với nhau trong tác phẩm. Đó là sản phẩm tất yếu của một nền văn học gắn bó số phận của nó với vận mệnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học như thế. Và tác phẩm “Rừng xà nu” là kết tinh xuất sắc của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Xem thêm >>> Cảm hứng lãng mạng và tinh thần bi tráng trong "Tây Tiến"

Trên đây là bài viết bình luận về chất sử thi trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành mà Cunghocvui gửi tới bạn học. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe